Trong thế giới tự nhiên, việc săn mồi “mặc định” thuộc về các loài động vật. Tuy vậy, cũng có một số loài thực vật có khả năng biến ruồi, muỗi, ếch, chuột… trở thành “mồi ngon” của chúng.
Ảnh minh họa
Cây ăn thịt gai
Điểm hấp dẫn của loài cây này là những giọt nước đẹp mắt ở đầu tua của nó. Đây chính là chiếc bẫy mà khi con mồi rơi vào “vùng nguy hiểm”, nó sẽ bị tóm gọn trong chưa đầy 1 giây.
Cây Bladderwort
Loài cây này hiện có hơn 200 phân loài khác nhau, môi trường chủ yếu là dưới nước hoặc các vùng đất ngập nước. Chúng có các bong bóng nhỏ trên lá và đây là bẫy của chúng.
Khi giăng bẫy, nhiều tuyến tua trên cây sẽ tạo thành một chiếc “túi”, bên trong liên tục bơm nước ra ngoài nhằm tạo áp lực. Khi con mồi đi ngang, các tua đó sẽ phát hiện và tạo áp lực hút con mồi vào bên trong. Các chất tiêu hóa ngay lập tức tiết ra, giết chết và tiêu hóa con mồi. Theo thống kê, cây Bladderwort có thể bắt 1000 con mồi/ngày.
Cây Roridula
Loài cây này dạng thân dài, trên đó có các gai tiết ra chất nhầy nhằm mục đích dính sâu bọ nếu chúng bay vào. Khi con mồi dính bẫy, các chất tiêu hóa ngay lập tức “bủa vây” và khiến con mồi thối rữa dần, cây sẽ hấp thụ dinh dưỡng từ đó.
Dứa ăn thịt – Bromeliads
Loài cây này thuộc loài dứa. Các chiếc lá sẽ ôm xung quang tạo thành một vùng trũng, ở giữa chứa chất lỏng thu hút côn trùng. Con mồi của loài cây này thường là các động vật nhỏ như côn trùng.
Cây rắn hổ mang
Loài cây này chủ yếu sống ở phía bắc California và phía nam Oregon, Mỹ. Môi trường sống là các vùng đầm lầy, nơi ẩm ướt, có thể đạt kích thước lên tới 2 mét. Lá của loài cây này có hình dáng một con rắn hổ mang đàng thè lưỡi.
“Chiếc lưỡi” này sẽ làm nhiệm vụ thu hút con mồi. Khi con mồi sập bẫy, nó sẽ bị hút lên vùng đỉnh cây và tại đây, chúng sẽ bị một loại nước nhấn chìm cho đến chết, bị phân hủy bởi các vi sinh vật và cây sẽ hút loại nước trên để nuôi dưỡng cơ thể.
Cây nắp ấm
Loài cây này có rất nhiều phân loài khác nhau và cũng có các hình dạng khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều có điểm chung là phần lá của chúng đều có tạo hình chiếc ấm khá độc đáo. Bên trong “chiếc ấm” này chứa các chất nhầy là các enzim tiêu hóa và các lông xung quang để bắt con mồi. Khi con mồi bay vào, một phần lá hình chiếc nắp ngay lập tức khép lại tóm gọn con mồi và chúng dần bị men tiêu hóa phân hủy dần.
Theo thống kê, có loại cây nắp ấm chỉ bắt ruồi, muỗi hoặc côn trùng nhưng cũng có loại cây bắt cả chuột, dơi… và các động vật lớn khác.
Cây gọng vó
Cây này có tên khoa học là Drosera burmannii Vahl và có hơn 170 phân loài khác nhau, qua đó trở thành cây ăn thịt khá phổ biến trên thế giới.
Môi trường sống của cây gọng vó thường là các bãi bùn lầy, chúng đặc trưng với các lông gai màu sắc sặc sỡ, đầu lông gai có tiết ra một chất nhầy và đây chính là chiếc bẫy để “dụ” côn trùng vào đó.
Khi côn trùng bay vào, các chất nhầy sẽ giữ côn trùng lại. Càng vùng vẫy, chúng sẽ càng bị dính chặt và một hồi sau thì kiệt sức. Sau đó, cây sẽ tiết ra chất tiêu hóa và con mồi sẽ bị “ăn” trong khoảng 2 ngày, những bộ phận con mồi không thể tiêu hóa sẽ bị gió thổi bay.
Cây bẫy ruồi Venus flytrap
Có tên khoa học là Dionaea muscipula, đây là loài cây ăn thịt côn trùng mọc phổ biến ở những vùng lầy lội thuộc Bắc và Nam Carolina, Mỹ. Loài cây này có màu đỏ sặc sỡ, gồm hai mảnh và trên mép lá có chứa các gai nhọn.
Khi côn trùng, chủ yếu thuộc lớp nhện “lạc” vào, hai nắp ngay lập tức khép lại khiến con mồi không thể thoát ra. Tiếp đó, các chất tiêu hóa sẽ ngay lập tức tiết ra giết chết con mồi và phân hủy nó, tạo thành chất dinh dưỡng cho cây. Khi tiêu hóa hết, chiếc lá này sẽ mở ra để “đón chào” con mồi mới.
Cây hố bẫy
Có tên khoa học là Sarracenia, loài cây này sống chủ yếu trong các đầm lầy Bắc Mỹ. Cây hố bẫy có hình dáng khá giống cây nắp ấm nhưng có bao đài dài hơn, phiến lá có nắp sặc sỡ, bên trong chiếc bao đài đó có nhiều tuyến tiết mật thu hút sâu bọ. Cách cây hố bẫy săn mồi khá giống cây nắp ấm.
Cây cỏ bơ (butterwort)
Loài cây này sống ở những khu vực ẩm ướt ở châu Mỹ, châu Âu và Bắc Á. Đặc trưng của cây cỏ bơ là những chiếc lá có các lỗ chứa chất dính hình giọt nước với mục đích thu hút côn trùng.
Khi côn trùng tưởng đó là nước và bay vào uống, nó sẽ bị dính vào chất nhầy này. Cây có bơ sẽ tiếp tục tiết thêm nhiều chất nhầy khác để bao vây côn trùng đó. Con mồi sẽ bị dính chặt và bọc trong đống chất nhầy này, cuối cùng bị tiêu hóa.
Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1140479#ixzz3ZArA153Q
doc tin tuc www.xaluan.com
doc tin tuc www.xaluan.com