Trà, cà phê
Việc thường xuyên uống trà khô có thể gây ra sự ố vàng trên răng. Điều này là do lượng tannin lớn có trong trà khô, thúc đẩy việc tạo vết ố trên răng.
[/size]
[size=4][/size] |
[size=4]Ảnh: minh họa - Internet [/size] |
Giải pháp hữu hiệu là hãy thay thế trà bằng các loại nước uống khác có lượng tannin ít hơn chẳng hạn như các loại trà xanh hoặc thảo dược.
Nước cam
Uống nước cam nguyên chất hàng ngày rất tốt cho sức khỏe nhưng cũng là nguyên nhân khiến men răng bị phá vỡ dần theo thời gian. Tính axit trong nước cam đặc biệt gây tổn hại khi kết hợp với đồ uống có màu sẫm (như cà phê, chè). Hãy hạ thấp hàm lượng axit bằng cách pha loãng nước trái cây với nước lọc.
Nước khoáng
Hàm lượng chất florua trong nước khoáng khá lớn. Việc “tiếp nhận” quá nhiều florua qua nước uống có hàm lượng florua cao có thể dẫn tới sự hình thành các chấm trắng trên răng; nặng hơn là răng chuyển màu vàng, xám hay đen. Do đó nếu uống quá nhiều nước khoáng, có thể làm “đổi màu” cả hàm răng.
Mỗi người nên uống ít nhất 1 lít nước nhạt/ngày, trong đó, hàm lượng nước khoáng không vượt quá 300ml, còn lại là nước tinh khiết hoặc nước đun sôi để nguội.
Rượu vang trắng
Vang trắng có tính axit hơn so với vang đỏ, axit giúp tăng khả năng hấp thụ thức ăn song lại gây ảnh hưởng xấu đến men răng. Điều đó có nghĩa là trong khi thưởng thức vang trắng cùng hoa quả, răng của bạn có nguy cơ bị tổn hại. Vấn đề này có thể được hạn chế bằng cách dùng nước lọc xen kẽ trong bữa ăn để trung hòa axit từ rượu và hoa quả.
Theo Lao động[/size]