Không khó lắm để bắt gặp những chiếc Honda Cub 50, xe Trung Quốc, xe Dream đã cũ nát chở hàng trên khắp các con phố của Hà Nội. Nếu có một cuộc bình chọn về “Những chiếc xe máy “tã” nhất tại Việt Nam” thì cũng thật khó để tìm ra chiếc xe thắng cuộc. Điều đáng nói là những chiếc xe như thế này đã tồn tại nhiều năm nay ở các thành phố lớn, gây mất an toàn giao thông, gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn, thậm chí ảnh hưởng đến cả mỹ quan đô thị.
Anh Thành – người chuyên chở gas cho một cửa hàng trên đường Trường Chinh, Hà Nội cho hay: “Chở hàng thường xuyên là phải dùng xe này, vứt đâu cũng được, không sợ mất, cũng chả sợ công an bắt, vì bắt coi như “biếu” các ông ý xe luôn”.
|
Chế thêm giảm xóc và dùng túi nilon làm chắn bùn |
Đó cũng là suy nghĩ của các chủ cửa hàng gas, chủ cửa hàng vật liệu xây dựng. Những người này có hẳn một “đội quân” xe cũ nát chuyên chở hàng. “Không phải bỏ quá nhiều tiền để mua xe, không phải lo nghĩ về chuyện nhân viên lấy xe hoặc làm mất xe, chẳng tội gì mà không tận dụng những chiếc xe cũ. Tôi thấy điều đó chẳng có gì sai cả” – Anh Cường, chủ cửa hàng bán VLXD trên đường Nguyễn Trãi nói.
Nghĩ thế, làm thế, nên số phương tiện xe máy cũ nát lưu thông trên đường gia tăng mạnh. Chúng được mua lại với giá rẻ, sửa chỉ để chạy được. Nhiều chiếc xe không giấy tờ, không biển số, không đèn, không yếm, không đủ thứ mà vẫn chạy băng băng trên đường.
|
"…Kiếm một cái xe thật nát, chở hàng không phải lăn tăn, cũng không phải lau rửa gì" |
Số người tìm đến với những chiếc xe cũ để làm phương tiện di chuyển hay dùng để chở hàng cũng ngày càng nhiều. Từ vận chuyển nước, chở sắt thép, chở gas, chở bia, vật liệu xây dựng đến chở lợn, nước gạo, đồng nát… đều rất hợp với những chiếc xe máy hết date. Anh Tiến (An Khánh – Hoài Đức, Hà Nội) cho biết: “Nhà mình nuôi lợn nên ngày nào cũng phải lấy nước gạo từ các nhà hàng ngoài Hà Đông về. Xe chở nước gạo thì mới cũng nhanh chóng thành cũ, thế nên, tốt nhất là kiếm một cái xe thật nát, chở hàng không phải lăn tăn, cũng không phải lau rửa gì”.
Theo luật Giao thông đường bộ năm 2008 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2009), xe môtô hai ba bánh, xe gắn máy khi lưu thông phải đảm bảo các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; có bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang, thiết bị khác đảm bảo khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường. Luật đã ra, nhưng việc thực hiện và chấp hành Luật như thế nào thì lại là chuyện khác.
|
Chiếc xe không thể cũ và nát hơn vẫn được mang ra sử dụng |
Bản thân lực lượng CSGT cũng rất khó xử lí đối với các trường hợp nói trên vì chủ phương tiện thường “bỏ của, chạy lấy người”. Nếu căn cứ vào các quy định về xử phạt xe quá niên hạn, xe chở cồng kềnh hay chế thêm các bộ phận, giá chở hàng thì số tiền phạt thường lớn hơn rất nhiều so với giá trị chiếc xe. Các bãi giữ xe vi phạm của cảnh sát các quận, huyện nội thành cũng vì thế mà chật cứng xe quá date bị thu giữ. Hơn nữa, xe cũ nát lưu thông trên đường lại quá nhiều, khiến các cơ quan chức năng khó mà xử lí xuể.
Có chăng, nếu muốn cấm tiệt loại xe máy cũ nát, mất an toàn này lại cần phải có một nghị định riêng, cần có hẳn một đợt ra quân của các lực lượng chức năng như đã từng làm với xe ba bánh và công nông.
Một số hình ảnh xe cũ, nát có mặt trên các con phố của Hà Nội:
|
Trông rất thể thao |
|
Yên xe với "trang bị bổ sung" |
|
Xe chuyên dụng |
|
Xích trần thể thao |
|
Honda có lẽ không còn nhận ra chiếc xe này là của hãng mình |
|
Cũ nhưng khỏe |
|
Một cặp trời sinh |
|
Các chi tiết khó có thể miêu tả được |
|
Xe cũ nhưng vẫn có thể chạy nhanh |
|
Xe "Bét" |
|
"Phế liệu" để dưới biển "Cấm để phế liệu" |
vâng qua các hình ảnh trên có thấy thấy VN quả là vô đối 3crisp3