[justify][size=2]
Chúng ta ai cũng từng gặp những tình huống như thế này ít nhất một lần trong đời. Không sao cả, chỉ cần bạn biết cách thì chúng sẽ chỉ là những chuyện nhỏ mà thôi.[/size][/justify]
[justify][size=2]
Bị “buốt óc” khi ăn đồ ăn lạnh?[/size][/justify]
[justify][size=2]Khi bạn ăn một thức ăn lạnh, như kem hoặc nước đá, các dây thần kinh ở phía trên vòm miệng sẽ bị kích thích khiến cho các mạch máu ở fía trước trán co thắt lại và gây ra cảm giác đau buốt “não”. Hãy thử mẹo này khi ăn kem hoặc đồ lạnh để không bị buốt não: đè lưỡi lên vòm miệng để sưởi ấm nó.[/size][/justify]
[justify][size=2]
Mồ hôi chảy “ào ạt” không kiểm soát được?[/size][/justify]
[justify][size=2]Chứng tăng tiết mồ hôi làm bạn rất khó chịu và phiền phức. Thực ra chứng này khá phổ biến và không có nguy hại gì đến sức khỏe. Một số người bị tăng tiết mồ hôi ở vùng mặt, nhưng khổ nhất là việc mồ hôi ra “như tắm” ở bàn tay, bàn chân và vùng dưới cánh tay. Chứng này tuy vô hại về mặt sức khỏe nhưng đôi khi nó “có hại” với một số quan hệ xã hội khác của bạn; không ít lần nó làm bạn lúng túng, ngượng ngùng vì nó. Để tống khứ chứng này khá đơn giản, bác sĩ sẽ cho bạn các thuốc uống chống tiết mồ hôi, hoặc đề nghị bạn làm một phẫu thuật nhỏ.[/size][/justify]
[justify][size=2]
Cảm giác mọi thứ xung quanh đang quay vòng?[/size][/justify]
[justify][size=2]Choáng váng, hoa mắt là hiện tượng xảy ra khi tai trong bị viêm hoặc do thiếu máu lên não. Nó có thể chỉ xảy ra vài phút, nhưng có khi kéo dài hàng giờ. Đôi khi còn bao gồm cả các triệu chứng như buồn nôn, đổ mồ hôi. Để điều trị chứng này cần biết chính xác nguyên nhân là do viêm tai hay thiếu máu.[/size][/justify]
[justify][size=2]
Cảm giác có hàng chục cây kim chích vào bắp chân, tay?[/size][/justify]
[justify][size=2]Cảm giác này xuất hiện khi bạn để yên tay chân không cử động hoặc do phần cơ thể này bị đè nén trong một khoảng thời gian, làm cho các tế bào ở đây không thể truyền tin lên não được. Để làm mất cảm giác khó chịu này, chỉ việc cử động, thay đổi tư thế.[/size][/justify]
[justify][size=2]
Bạn bị nấc cục?[/size][/justify]
[justify][size=2]Nấc cục là do cơ hoành bị co thắt một cách mất kiểm soát. Ăn quá nhanh, uống quá nhiều rượu hay vô tình nuốt không khí đều làm bạn nấc cục. Thông thường nấc cục sẽ tự hết, nhưng nếu thấy khó chịu bạn có thể nín thở một lúc, hoặc uống một ngụm to nước thật nhanh, hoặc là thở vào trong một cái túi.[/size][/justify]
[justify][size=2]
Bạn bị ù tai khi đi máy bay?[/size][/justify]
[justify][size=2]Ù tai là hiện tượng thường xảy ra do chênh lệch áp suất giữa vùng bên trong và bên ngoài màng nhĩ khi độ cao thay đổi. Để tống khứ hiện tượng khó chịu này, chúng ta phải cân bằng lại 2 áp suất này bằng cách ngậm miệng + bịt mũi rồi làm động tác thổi nhẹ nhàng; hoặc là nhai kẹo cao su.[/size][/justify]
[justify][size=2]
Cơ đùi bạn bị cương đau? [/size][/justify]
[justify][size=2]Cơ bắp hoặc đùi bạn bị co thắt và căng cứng có thể là do cơ thể thiếu nước, do vận động quá mức, hoặc do thiếu một số chất như kali và canxi. Hãy bước đi loanh quanh một cách nhẹ nhàng để làm co giãn các cơ và xoa dịu cơn đau, hoặc bạn cũng có thể rung lắc chân, hay duỗi cơ. Nếu vẫn không hết, hãy đến bác sĩ. [/size][/justify]
[justify][size=2]
Đừng ráy tai![/size][/justify]
[justify][size=2]Ráy trong tai có nhiệm vụ bảo vệ tai chống viêm nhiễm, giữ tai sạch; và cơ thể sẽ tự thải ráy tai qua quá trình lột da. Tai sẽ bị tổn thương nếu ta cố ngoáy tai bằng cây tăm bông hay các dụng cụ khác. Khi bị tổn thương, tai sẽ đau, ngứa, ù tai, hoặc khả năng nghe giảm sút. Chỉ sử dụng tăm bông khi tai chảy ráy quá nhiều.[/size][/justify]
[justify][size=2]
Mí mắt co giật – có “điềm” gì chăng?[/size][/justify]
[justify][size=2]Có! Mí mắt co giật có thể là “điềm báo” stress, mệt mỏi, mắt bị khô và mỏi. Nháy mắt thông thường sẽ tự khỏi nếu các “điềm báo” trên được giải quyết. Nếu nháy mắt dai dẳng, bạn có thể được tiêm Botox – có tác dụng kiểm soát chứng co giật mí mắt nặng.[/size][/justify]
[justify][size=2]
Tuyến vú phát triển quá mức ở “đấng mày râu”?[/size][/justify]
[justify][size=2]Chứng này khá phổ biến ở đàn ông, và do cơ thể sản xuất quá nhiều hormone estrogen. Thường thấy ở nam giới giai đoạn dậy thì; sau vài tháng hiện tượng này sẽ tự biến mất. Nhưng nó cũng xảy ra ở giai đoạn trưởng thành do tác dụng phụ của một số thuốc, do các vấn đề ở gan và tuyến giáp, hoặc do ung thư. Nếu lo lắng, bạn có thể đến bác sĩ, nhưng thông thường thì chứng này khá lành và có thể được điều trị hiệu quả.[/size][/justify]
[justify][size=2]
Quầng thâm mắt làm bạn trông già nua và mệt mỏi?[/size][/justify]
[justify][size=2]Sự lão hóa và mệt mỏi sẽ làm bạn có cặp mắt “gấu trúc”. Thiếu ngủ sẽ làm da xanh xao, và làm quầng thâm thêm đậm thêm; trong khi quá trình lão hóa làm vùng da quanh mắt bị mỏng đi càng “đổ thêm dầu vào lửa”. Ngoài ra thì bệnh hen suyễn, dị ứng, hoặc yếu tố di truyền cũng có thể là nguyên nhân làm mắt thâm quầng. Nếu thâm quầng do mệt mỏi hay mất ngủ thì bạn biết nên làm gì rồi, còn nếu do các yếu tố “cứng đầu” thì…đành sống chung với nó và nhờ “phấn son” ngụy trang giúp bạn vậy.[/size][/justify]
[justify][size=2]
Xấu hổ vì chứng rậm lông?[/size][/justify]
[justify][size=2]Trong khi một số ít phụ nữ thích thú với việc lông mọc quá nhiều trên cơ thể, đa số phụ nữ thấy xấu hổ với chứng rậm lông, mặc dù chứng này thường vô hại. Nguyên nhân khiến lông mọc quá nhiều có thể là do di truyền, hoặc, một nguyên nhân khá phổ biến khác là do hội chứng buồng trứng đa nang – do cơ thể tiết nhiều hormone nam. Để điều trị cần biết chính xác nguyên nhân; có thể áp dụng biện pháp làm nhạt màu lông, các liệu pháp hormone, hoặc triệt lông bằng tia laser.[/size][/justify]