Phát kiến 1
Bạn có bị hôi chân? Điều đó do suy nghĩ của bạn quyết định. Bạn bị hôi chân có thể là do tuyến mồ hôi hoặc vi khuẩn gây ra, tuy nhiên yếu tố chính khiến tình trạng này ngày càng trở nên tồi tệ không chỉ có vậy, mà do cách bạn cảm nhận nó ra sao.
Bạn bị hôi chân có thể là do tuyến mồ hôi hoặc vi khuẩn gây ra
Vào năm 1992, một nhóm các nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu Shiseido tại Yokohama - Nhật Bản đã giành giải thưởng Ig Nobel cho nghiên cứu tiên phong của họ về "Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi chân". Các nhà khoa học này đã kết luận rằng: "Những người bị hôi chân là do họ đã nghĩ rằng họ bị hôi chân, còn những người không bị hôi chân là do họ không nghĩ đến điều đó".
Phát kiến 2
Thuốc giả đắt tiền hiệu nghiệm hơn thuốc giả rẻ tiền. Có thể bạn không tin, nhưng khi bạn sử dụng các loại thuốc giảm đau đắt tiền, thì công hiệu của chúng hơn hẳn so với các loại thuốc giảm đau rẻ tiền - ngay cả khi tất cả chúng đều là thuốc giả.
Thuốc giả đắt tiền hiệu nghiệm hơn thuốc giả rẻ tiền.
Trong 3 thí nghiệm, Giáo sư Dan Ariely và Rebecca Weber cho thấy rằng, với cùng một loại thuốc, những người tiêu dùng mua và sử dụng chúng với giá thông thường thì thấy được "hiệu quả thực tế" của thuốc nhiều hơn so với những người mua và sử dụng thuốc ở mức "thuốc hạ giá" - mặc dù loại thuốc này là thuốc giả.
Phát kiến 3
Nhạc đồng quê có thể là nguyên nhân của nhiều ca tự tử. Vào năm 2004, Steven Stack và Jim Grundlach - hai sinh viên tâm lý học xã hội tại trường Đại học Auburn ở Alabama, Mỹ, đã giành giải Ig Nobel cho những khám phá của họ về "Ảnh hưởng của nhạc đồng quê tới các ca tự tử"…
Nhạc đồng quê có thể là nguyên nhân của nhiều ca tự tử
Phát kiến 4
Tình yêu lãng mạn không khác gì nhiều so với chứng rối loạn ám ảnh nặng. Có thể bạn sẽ rất sốc khi nghĩ đến những công bố của một nhóm các nhà khoa học đoạt giải Ig Nobel trong lĩnh vực hóa học vào năm 2000.
Tình yêu lãng mạn không khác gì nhiều so với chứng rối loạn ám ảnh nặng
Phát kiến 5
Điều trị bệnh suyễn bằng… xe trượt cao tốc. "Phương pháp điều trị bệnh hen suyễn bằng cách đưa bệnh nhân lên xe trượt cao tốc" của các nhà khoa học Hà Lan đã giành được giải thưởng Ig Nobel năm 2010. Hai nhà khoa học này đã tiến hành các thí nghiệm của mình và người tình nguyện tham gia là một bệnh nhân nữ, 25 tuổi, bị mắc chứng hen suyễn từ nhỏ. Sau một thời gian được điều trị bằng xe trượt cao tốc, bệnh tình của cô gái này đã thuyên giảm đáng kể.
Điều trị bệnh suyễn bằng… xe trượt cao tốc.
Phát kiến 6
Có một số ca cấp cứu hi hữu xảy ra khi bệnh nhân bị đau bụng do có thói quen nuốt bã kẹo cao su sau
Kẹo cao su rất khó tiêu. Mặc dù hệ thống tiêu hóa của bạn không thể tiêu hóa bã kẹo cao su như các loại thực phẩm thông thường khác, song nó sẽ không thể “mắc kẹt” mãi trong cơ thể, mà sẽ ra cùng các loại chất thải khác khi chúng ta đi vệ sinh. Tuy nhiên, vẫn có một số ca cấp cứu hi hữu xảy ra khi bệnh nhân bị đau bụng do có thói quen nuốt bã kẹo cao su sau khi nhai, và phần lớn là trẻ nhỏ.