Teen 24h 2014-08-06 05:49:19

Những sự cố trong các trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia !


[size=6]Dù được chuẩn bị một cách rất kỹ lưỡng nhưng Olympia vẫn có những lần không thể tránh việc gặp phải sai sót và nhầm lẫn, đôi khi mang lại tiếc nuối rất lớn cho những người không thể chạm tay vào vòng nguyệt quế vinh quang.[/size]
Đường lên đỉnh Olympia dường như đã là người bạn quá quen của rất nhiều thế hệ, đặc biệt là các học sinh, sinh viên. Là cuộc thi về tri thức, Đường lên đỉnh Olympia không chỉ thu hút đông đảo người xem về những câu hỏi hóc búa, những màn rượt đuổi “trí óc” của các thí sinh mà còn là sân chơi hội tụ rất nhiều nhân tài đất Việt.
 
Đặc biệt là ở vòng chung kết, mức độ hấp dẫn và kịch tính của cuộc thi luôn được đẩy lên đến đỉnh điểm. Năm nào cũng thế, người xem hầu như đều cảm thấy nghẹt thở trước sự “ganh đua” và bứt phá đầy ngoạn mục của các thí sinh. Tuy nhiên, dù được chuẩn bị một cách rất kỹ lưỡng nhưng Olympia vẫn có những lần không thể tránh việc gặp phải sai sót và nhầm lẫn, đôi khi mang lại tiếc nuối rất lớn cho những người không thể chạm tay vào vòng nguyệt quế vinh quang.
 

 

BTV Tùng Chi - người dẫn chương trình quen thuộc của Đường lên đỉnh Olympia


 
Olympia 9: cuộc đua chung kết của 5 thí sinh
 
Như chúng ta vẫn biết, mỗi số Olympia là cuộc đua giữa 4 thí sinh với nhau. Tuy nhiên, lần đầu tiên vòng chung kết Đường lên đỉnh Olympia có sự góp mặt của 5 nhà leo núi là vào năm thứ 9. Những nhà leo núi đó là: Đào Thị Hương, THPT Bỉm Sơn, Thanh Hoá (Nhất quý I - 265 điểm); Bùi Tứ Quí, Phổ thông Năng khiếu ĐH Quốc gia TP HCM (Nhất quý II - 350 điểm); Hồ Ngọc Hân, THPT Quốc Học Huế, TP Huế (Nhất quý III - 275 điểm); Bạch Đình Thắng, THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Nhất quý III - 275 điểm) và Nguyễn Thị Thu Trang, THPT Bảo Lộc, Lâm Đồng (Nhất quý IV - 190 điểm).
 

 


 

5 thí sinh của chung kết Olympia năm thứ 9

 


Về lý do quyết định có 5 thí sinh tham gia, ban tổ chức giải thích rằng: do câu hỏi về sáu hệ trong cơ thể con người (Thắng chọn trong phần thi Về đích) đã gây khá nhiều tranh luận. Sau khi cân nhắc, Ban tổ chức quyết định công nhận đồng giải Nhất quý 3 cho cả Hồ Ngọc Hân và Bạch Đình Thắng. Chính điểm khác biệt này mà chương trình chung kết năm đó đã có 5 điểm cầu được ghi hình.
 
Olympia 10: Lỗi phát âm tiếng Anh sai của nhà vô địch
 
Có lẽ không ít người vẫn còn nhớ đến câu trả lởi bằng tiếng Anh gây tranh cãi của nhà vô địch Phan Minh Đức trong Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 10. Ở phần thi về đích, khi đưa ra đáp án cho câu hỏi tiếng Anh, theo lời của những khán giả xem truyền hình thì Đức phát âm chữ “plummer” giống như phát âm chữ “plumper”. Trước đó, Đức tỏ ra khá lúng túng, MC Tùng Chi đã phải hỏi lại để nhận câu trả lời cuối cùng của Đức.
 

 

Phạm Mình Đức - chủ nhân của vòng nguyệt quế Olympia năm thứ 10


 
Vì nhận được quá nhiều tranh cãi của người xem, sau khi cuộc thi chung kết kết thúc, bà Bùi Thu Thủy - Phó Trưởng ban Thể thao Giải trí và Thông tin kinh tế, đã cùng cố vấn tiếng Anh của chương trình, thầy Thomas William Billinge, cũng là người đặt ra câu hỏi đã xem lại băng của trận chung kết và đưa ra câu trả lời: "Bạn thí sinh đã hiểu rõ câu hỏi và đã trả lời câu hỏi đúng ngay lần đầu tiên. Có một sự khác biệt nhỏ trong cách phát âm, bạn ấy đã nói ['plʌmbə] thay vì  ['plʌmə], nhưng đây là một điều rất thường thấy với người Châu Á… Với tư cách là một chuyên gia về tiếng Anh tại Apollo, tôi khẳng định là bạn thí sinh đã trả lời câu hỏi một cách chính xác". Tuy nhiên với một số người thì cách giải thích này vẫn chưa thực sự thỏa đáng.
 
Olympia 12: Sự cố sai câu hỏi ở phần thi Tăng tốc
 
Đáp án một câu hỏi trong chung kết Olympia 2012 đã bị cư dân mạng bàn tán xôn xao là chưa đúng, dẫn đến điểm số có lợi cho nhà vô địch Đặng Thái HoàngCâu hỏi được đưa ra là: "Cần bao nhiêu mặt trời để cân thăng bằng?" MC Tùng Chi đã đọc câu hỏi với các dữ kiện như sau: "Các bạn đang nhìn thấy những chiếc cân bằng đĩa đều ở vị trí cân bằng, trong đó có các biểu tượng của mặt trời, trăng và sao. Mỗi hình ảnh này đều được gán với một đơn vị khối lượng và câu hỏi của chúng tôi là: Cần bao nhiêu mặt trời để cán cân thăng bằng ở cái cân thứ 3? Chúng tôi đưa ra các phương án cho các bạn lựa chọn là: A, B, C, D, E và F".  
 


 Câu hỏi có đáp án sai trong chung kết Olympia 12. 

Các đáp án của chương trình đưa ra: A-4, B-5, C-6, D-7, E-8, F-9. Và câu hỏi này đã đem lại cho bạn Thái Hoàng 30 điểm khi Hoàng trả lời đáp án C là 6.
 
Nhưng với đáp án chương trình coi ngôi sao có giá trị = 9; mặt trăng có giá trị = 7. Nếu thử vào tất cả các đáp án của chương trình là 4,5,6,7,8,9 đưa ra đều không chính xác.
 


Đặng Thái Hoàng - giải nhất Đường lên đỉnh Olympia 2012


PGS.TS Phan Doãn Thoại, cố vấn môn Toán của chương trình Đường lên đỉnh Olympia 2012 khẳng định, câu hỏi trên thuộc nhóm câu hỏi IQ, không phải do cố vấn của chương trình đưa ra. Tuy nhiên, trước buổi thi chung kết, các cố vấn chương trình có xem lại toàn bộ câu hỏi của cuộc thi nhưng rất tiếc đã không phát hiện ra sự nhầm lẫn này.
 
Olympia 14: Nghi vấn Hoàng Bách bị mất điểm oan?

[size=6]Và gần đây nhất, trong chương trình Olympia 14, kết quả chung cuộc cũng đã mang lại rất nhiều ý kiến trái chiều. Hiện tại trên mạng xã hội đang xuất hiện nhiều luồng tranh cãi, cho rằng trong câu hỏi “Vì sao dung dịch nước muối có tính sát trùng”, Hoàng Bách đã trả lời đúng. Điều đáng nói, nếu được chấp nhận đáp án, Bách sẽ có điểm số bằng với nhà vô địch Trọng Nhân, và vòng nguyệt quế có thể sẽ thuộc về chủ nhân khác.[/size]

[size=6]Trong phần về đích của Hoàng Bách có một câu hỏi: “Vì sao dung dịch nước muối có tính sát trùng?”. Hoàng Bách trả lời: “Vì dung dịch nước muối tạo môi trường ưu trương nên khi vi khuẩn ở trong dung dịch nước muối sẽ bị mất nước mà chết”.[/size]

Hoàng Bách trong phần thi về đích chung kết Olympia 2014



[size=6]Vì câu trả lời của Bách không giống với đáp án chương trình đưa ra từ trước nên MC Tùng Chi đã tham khảo ý kiến của Ban cố vấn. Cố vấn bộ môn Hóa học của chương trình là PGS TS Vũ Quốc Trung cho rằng: "Tôi nghĩ câu trả lời này chưa chấp nhận được". Ngay sau đó MC Tùng Chi mới đọc nguyên văn đáp án của chương trình: “Dung dịch muối có nồng độ muối lớn hơn nồng độ muối trong tế bào của vi khuẩn. Cho nên, do hiện tượng thẩm thấu thì muối đi vào tế bào và làm cho nồng độ muối trong tế bào tăng lên, đẩy nước từ trong tế bào ngược trở lại trong vi khuẩn làm cho quá trình nước ngược trở lại tế bào từ vi khuẩn được đẩy ra ngoài”.
 
[/size]

[size=6]Nhưng một luồng ý kiến khác lại cho rằng câu trả lời trên hoàn toàn có thể chấp nhận được. Nếu không bị mất 20 điểm ở câu hỏi này, với việc trả lời đúng thêm câu hỏi Tiếng Anh 30 điểm có đặt ngôi sao hi vọng, Hoàng Bách đã bằng điểm với Trọng Nhân. Đại diện VTV vẫn chưa công bố chính thức thông tin về sự việc trên. Nhưng nếu Bách thành công ở câu hỏi đó, cuộc thi chắc chắn sẽ vô cùng gay cấn với cuộc đua giành lấy danh hiệu nhà vô địch của Hoàng Bách – Trọng Nhân.[/size]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)