The Sin of Nora Moran (1933)
Trong thời kì đầu của điện ảnh, các nhà sản xuất thường nhờ cậy đến những tấm poster vẽ tay với hình ảnh trọng tâm là những nữ diễn viên gợi cảm để thu hút khán giả ra rạp. Những nữ diễn viên nổi tiếng như Marilyn Monroe hay Brigitte Bardot đã từng là người mẫu cho rất nhiều những tác phẩm dạng này. Tấm poster của bộ phim The Sin of Nora Moran dường như là một đại diện tiêu biểu nhất cho dòng poster này. Nữ diễn viên được khắc họa trong tấm poster này là Zita Johan - người đã từng tham gia vào bộ phim The Mummy của năm 1932. Tên tuổi của bà đã dần mai một theo thời gian, thế nhưng, hình ảnh gợi cảm được lưu lại trên tấm poster này vẫn sẽ mãi là bất tử.
Lolita (1962)
Khi tạm thời dẹp bỏ những lời đàm tiếu về nội dung bộ phim này của đạo diễn Stanley Kubrick, Lolita nổi bật lên so với rất nhiều tác phẩm cùng thời nhờ tấm poster gợi cảm của mình. Nữ diễn viên Sue Lyon thủ vai một cô bé 14 tuổi trong bộ phim này khi cô mới chỉ 16. Mặc dù vậy, hình ảnh của Sue Lyon đeo cặp kính trái tim màu hồng cùng đôi môi âu yếm chiếc kẹo mút đã trở thành một trong những hình ảnh đáng nhớ nhất của điện ảnh vào khoảng nửa thập kỷ trước.
The Graduate (1967)
Nữ diễn viên Anne Bancroft gần như không hề xuất hiện trong tấm poster này ngoại trừ việc đôi chân gợi cảm của cô thu hút sự chú ý của tất cả người xem. Hình ảnh này có thể coi là một định nghĩa chuẩn mực của sự gợi cảm và bí ẩn. Rõ ràng rằng nó khơi gợi ham muốn được chiêm ngưỡng nhiều hơn thế trong lòng của các đấng mày râu nhưng họ lại không thể. Đó là phương châm mà đạo diễn Mike Nichols sử dụng để làm nên phong cách cổ điển trong phim của mình.
Dracula Has Risen From The Grave (1968)
Một trong những chi tiết được thêu dệt nhiều nhất quanh hình tượng về ma cà rồng và bá tước Dracula chính là những câu chuyện tình yêu nóng bỏng. Xoáy mạnh vào đề tài này, tấm poster của bộ phim Dracula Has Risen From The Grave mang tới một sự pha trộn giữa tình ái và sự hài hước, tạo ra một cảm giác khó quên cho người xem. Trong khi dõi theo những đường cong gợi cảm của nữ diễn viên trong hình, bạn sẽ không khỏi bị chú ý bởi vết cắn trên cổ được ẩn dụ bằng hai chiếc urgo màu hồng. Chẳng trách sao tấm poster này lại được mọi người lưu giữ lâu đến vậy.
American Beauty (1999)
Nếu như so sánh về mức độ “lộ liễu” thì tấm poster của Vẻ Đẹp Mỹ còn kém xa so với những đại diện khác trong danh sách này. Hơn thế nữa, ý tưởng trọng tâm của nó cũng chỉ là cảm hứng về gợi cảm chứ không nặng tính “khêu gợi”. Đồng thời, tấm poster này cũng nhắc người xem về một trong những cảnh đáng nhớ nhất của bộ phim khi Kevin Spacey mơ về Mena Suvari lơ lửng trên giường của anh khi đang chìm trong một bể tắm chứa đầy những cánh hoa hồng lãng mạn.
Almost Famous (1998)
Thật đáng tiếc rằng tấm poster này lại không nổi tiếng bằng một phiên bản khác được quảng bá rộng rãi bởi nhà sản xuất. Ít nhất thì sự gợi cảm của nó vượt xa so với hình ảnh cận cảnh diễn viên Kate Hudson trong tấm poster kia. Vai diễn Perry Lane có thể được coi là một dấu son trong sự nghiệp của nữ diễn viên này và tấm poster trên cũng lột tả được hai phương diện ngây thơ và đầy cám dỗ của nữ nhân vật chính trong phim.
Secretary (2002)
Thật khó có thể biết được hình tượng gợi cảm trong tấm poster này có phải là của nữ diễn viên Maggie Gyllenhal hay không nhưng nó vẫn là một trong những tấm poster được thiết kế siêu đặc biệt. Bên cạnh ưu điểm về việc tiết kiệm diện tích, poster của của Secretary cũng khéo chọn một vị trí đặt tên phim rất khiêu khích.
Sin City (2005)
Có lẽ phiên bản với sự xuất hiện của ngôi sao Jessica Alba được mọi người chú ý hơn trong bộ phim Sin City, thế nhưng tấm poster của Brittany Murphy lại vượt trội hơn hẳn về sự gợi cảm. Phong thái tự tin trong bộ đồ màu đen và chiếc áo của nữ diễn viên này khiến cho cánh mày râu không khỏi xao xuyến. Thật tiếc rằng người xem lại không có cơ hội được nhìn thấy cô trong phiên bản tiếp theo của bộ phim này.
Cashback (2006)
Bộ phim Cashback của đạo diễn Sean Ellis không chỉ sử dụng hình ảnh “lộ liễu” của người khách mua hàng trên tấm poster của mình mà còn sử dụng nó trong một phân cảnh mà nhân vật chính thiếu ngủ tưởng tượng rằng thời gian như chậm lại và anh ta càng trân trọng những vẻ đẹp xung quanh mình hơn. Biện pháp này có vẻ chẳng ấn tượng gì lắm nhưng chúng ta cũng chẳng thể đổ lỗi cho những nhà làm phim. “Gợi cảm thì không bao giờ ế hàng” - đó vẫn luôn là một trong những phương châm của điện ảnh.