[justify]Lần đầu tiên trong lịch sử luật pháp thế giới, một tòa án ở Israel đã cho phép một gia đình hút trứng từ tử cung người con gái đã chết của họ, để chuẩn bị cho việc thụ tinh nhân tạo.[/justify]
[justify]Sau khi Chen Aida Ayash, một nữ sinh trung học 17 tuổi đã mất do bị ô tô đâm tuần trước, gia đình cô đã đệ đơn lên tòa án địa phương và được chấp thuận hút trứng Ayash cùng làm đông lạnh nó.[/justify]
Chen Aida Ayash, cô gái đầu tiên trên thế giới được hút trứng khỏi tử cung sau khi mất.
[justify]Việc chấp thuận hút trứng này rất có thể tạo điều kiện cho cơ hội lần đầu tiên một người mẹ có thể sinh con sau khi đã chết, điều này làm dấy lên những vấn đề đạo đức và luật pháp vốn gây ra nhiều tranh cãi ở Israel và bất kỳ nơi nào trên thế giới.[/justify]
[justify]Có rất ít quốc gia chấp thuận việc hút trứng của người đã chết, mặc dù việc hút tinh trùng của những tử thi đàn ông đã được đồng thuận phổ biến ở nhiều nơi, ví dụ như ở Hoa Kỳ.[/justify]
[justify]Năm 2010, tòa án và các bác sỹ ở Mỹ đã từ chối một đơn thỉnh cầu của một gia đình khác xin hút trứng từ tử cung của một tiếp viên hàng không đã chết với lý do rằng cô gái đã khuất đó trước đó đã không có nguyện vọng sinh con trước khi cô bị đột quỵ tim. Vấn đề thụ tinh nhân tạo cho trứng của cô Ayash đã khuất cũng tương tự.[/justify]
[justify]Mặc dù tòa án đã cho phép hút trứng của cô gái cùng thời điểm người ta lấy các cơ quan nội tạng khác để đem hiến, tuy nhiên thẩm phán đã từ chối cho phép gia đình thụ tinh nhân tạo trứng đó với một tinh trùng đi xin, ít nhất là trong thời gian trước mắt.[/justify]
[justify]Việc trứng được chấp thuận thụ tinh hay không sẽ được thông qua nếu gia đình cô Ayash có thể chứng minh rằng cô gái đã có nguyện vọng có con trước đó. Tuổi của Ayash có thể là một nhân tố đảm bảo chắc chắn.[/justify]
[justify]Tờ Telegraph khẳng định, mặc dù khoa học đã đạt nhiều tiến bộ đáng kể trong việc ‘nuôi trữ’ trứng người, song khả năng thành công của thụ thai nhân tạo bên ngoài cả bố lẫn mẹ vẫn còn là một vấn đề lớn.[/justify]