Đôi khi nghệ thuật đòi hỏi phải hi sinh, nhưng sự cống hiến "cơ thể" đó có xứng đáng không hay chỉ để mua vui, hoặc khoe cơ thể cho thỏa mắt nhìn?
"Dĩ nhiên đã trở thành người mẫu phải có cơ thể đẹp. Đẹp quá đôi khi cũng phiền phức vì đẹp mà không khoe ra ngoài ai biết là đẹp. Mà nghệ thuật thì cần lắm những cái đẹp biết hi sinh…". Đó là những câu nói gợi ý cho nhau giữa các nhà nhiếp ảnh, giữa các người mẫu, giữa những nhà stylist khi muốn có những bộ ảnh bốc lửa.
Người mẫu Quang Thịnh giới thiệu một mẫu tóc
Ý tưởng tuôn trào, nhưng đôi khi khả năng của người thực hiện lại khá… hạn chế. Thấy bên Tây người ta chụp nuy nghệ thuật rất tự nhiên, nên nghĩ ta cũng có thể làm được. Những người mẫu nuy cứ ngỡ rằng cởi bỏ hết xiêm y ra là thành nghệ thuật và những nhiếp ảnh chụp ảnh nuy cứ ngỡ rằng đưa ống kính lên với một vài thao tác kỹ thuật là có những tấm ảnh nuy nghệ thuật. Tại sao những tấm ảnh nuy của người ta lại trở thành một tác phẩm nghệ thuật còn của chúng ta thì trở thành một sản phẩm "suy đồi"? Vì trong con mắt của chúng ta không tồn tại những nền tảng cơ bản của Cái Đẹp.
Quần tắm bé tí còn kéo xệ xuống
Đôi khi nghệ thuật đòi hỏi phải "hi sinh" cả cơ thể nhưng sự cống hiến đó có xứng đáng không hay chỉ để mua vui hoặc khoe cơ thể cho thỏa mắt nhìn? Gần đây, nhan nhản trên một số tạp chí thời trang và sắc đẹp là hình ảnh khoe cơ thể của các người mẫu nữ. Người mẫu nam cũng không chịu thua chị kém em. Qua các bộ sưu tập đồ tắm, tóc… các anh cứ thong dong cởi trần, khoe chân và thậm chí khoe cả… lông. Không những thế, mặc quần lót bé xíu còn kéo xệ xuống, ngồi dạng háng ra chẳng qua chỉ là một thứ phi văn hoá mà thôi.
Nghệ thuật ở đâu?
Rồi cũng có khi các anh tỏ vẻ có nghệ thuật một chút qua bộ ảnh cưới. Anh làm nền cho chiếc áo cưới nổi bật lên nhưng không có nghĩa là anh phải cởi trần truồng và quấn khăn voan che đúng chỗ "ấy". Trường hợp này có nên gọi là nghệ "thực" hay là nghệ thuật bị lợi dụng? Không, nói cho đúng đó là sự mù loà của thẩm mỹ.
Tư thế dạng háng rất được ưa chuộng khi giới thiệu quần tắm
Hình người mẫu trên bìa một cuốn sách về thời trang cưới rất nghệ thuật. Nhìn kỹ thấy giật mình! Hoá ra cô ấy khi chụp phải trần truồng và người ta sắp xếp các chữ Song hỷ như hình chiếc váy cưới che mờ mờ đi. Sáng tạo táo bạo thật nhưng để nhìn cho đẹp hay muốn nói bóng gió rằng chiếc váy cưới đẹp nhất là… không mặc gì cả?
Thiên thần nghĩa là không quần áo?
Hình này đã được thu nhỏ. Click vào đây để xem hình ảnh lớn. Kích thước ảnh gốc là 600x622. Chú rể "nghèo"?
Nhìn trên các tạp chí, sách ảnh đầy những hình ảnh ********* như thế, chúng ta có thể hình dung phông "phi văn hoá" của một bộ phận thế hệ trẻ bây giờ là cái gì? Với cái phông "phi văn hoá" ấy thì làm sao chúng ta có thể tránh khỏi một sự "sáng tạo hãi hùng" như màn trình diễn Múa nguyên thuỷ của Đại học FPT ?! Vẻ đẹp hình thể của con người là quà tặng của Tạo hoá. Nhưng nếu chúng ta chỉ cần "xoay ngược" món quà ấy hay đảo ngược những nguyên lý của cái đẹp thì những điều phi văn hoá sẽ hiện ra. Hành động khoe "hàng" như chúng ta đã và đang chứng kiến không có gì khác là những hành động giết chết cái đẹp.
Chiếc váy cưới quá đặc biệt