Tâm sự - chia sẻ 2010-01-12 14:35:16

Nước mắt gái bán thân


[justify]Lần đầu tiên bán dâm, cô phải tiếp một khách làng chơi sử dụng cô như nô lệ. Lần thứ hai cô tiếp một tên bạo dâm. Nhưng cô không bao giờ dám bỏ nghề, bởi còn phải nuôi 6 miệng ăn ở quê nhà.



[/justify]


[justify][justify]Nhìn vào Phạm Thị Rinh chẳng ai lại nghĩ rằng cô làm cái nghề mà người ta gọi là “gái bán hoa” tính đến nay đã được 2 năm rồi. Khuôn mặt khắc khổ, dáng người thô kệch, đậm chất quê mùa khiến Rinh già hơn rất nhiều so với cái tuổi 28 của mình. Dù đã hành nghề được 2 năm nhưng đây là lần đầu tiên Rinh bị bắt và bị đưa vào Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số 2, Ba Vì, Hà Nội.[/justify][/justify]
[justify][/justify]
[justify]



[justify][justify]Nói chuyện với tôi, Rinh chỉ khóc. Giọt ngắn giọt dài lăn trên gò má cao rám nắng. Rinh nói rằng, vì gia cảnh quá khó khăn nên cô mới phải dấn thân vào cái nghề nhơ nhớp này. Sinh ra trong một gia đình thuần nông ở Thanh Sơn, Phú Thọ, nhà có 6 anh chị em, một người đã mất, Rinh là con út. Đến tuổi lập gia đình, do có người mai mối cô làm quen và kết hôn với một người đàn ông cũng là người Phú Thọ. Trước khi kết hôn cô đã giao kèo với người yêu, nếu chấp nhận về nhà cô ở rể thì cô mới đồng ý lấy anh ta. Rinh rất cần ở lại nhà mình, cũng chỉ bởi nhà cô có hoàn cảnh khá đặc biệt. Anh chị lớn lên mỗi người đều có gia đình riêng của mình, mạnh ai người đó sống. Giờ chỉ còn lại cô nên cô muốn mình sẽ cáng đáng vai trò nuôi bà nội, bố mẹ và người chị gái bị bệnh tâm thần. Đám cưới đã diễn ra nhanh chóng. Họ sống với nhau êm đềm được khoảng một năm đầu và người chồng của cô cũng chỉ ngoan ngoãn trong quãng thời gian ngắn ngủi đó. Khi đứa con trai đầu lòng ra đời, trong sự túng quẫn cộng với tâm lý mặc cảm của một thằng đàn ông phải sống cuộc đời “chó chui gầm chạn” đã khiến chồng cô đã sinh ra rượu chè, cờ bạc. Cứ sau mỗi cơn say, sau mỗi lần thua bạc, gã chồng lại trở về tìm cô trút giận. Những trận đòn thù cứ thế diễn ra. Có lần gã còn hất tung nồi cơm đang sôi vào người cô, khiến cô bị bỏng hàng tháng trời. Sống với nhau được ba năm thì cả hai đưa nhau ra tòa ly dị.[/justify][/justify]

[justify][justify]Một mình phải nuôi 6 miệng ăn. Rinh đã một mình thân gái lặn lội xuống Hà Nội kiếm việc làm. Quả là cô đã không quá khó khăn khi xin vào làm công việc rửa bát tại một quán cơm bình dân. Nhưng ăn rồi, người ta cũng chỉ trả cho cô 1 triệu tiền lương. Cô bảo, với một người thường xuyên phải đi lại giữa Hà Nội và Phú Thọ để thăm nuôi gia đình thì một triệu không đủ cô mua gạo cho cả nhà. Trong khi Rinh cảm thấy vô cùng bế tắc vì không biết làm sao để cáng đáng cho tròn trách nhiệm của mình thì đúng lúc đó một người khách thường xuyên vào ăn cơm của quán đã trò chuyện rồi dụ dỗ cô đi làm cái nghề đáng khinh đó. Bà ta đánh vào gánh nặng cơm áo gạo tiền mà cô đang từng ngày vật lộn. Dù biết làm cái nghề đó là nhơ nhớp, là đáng khinh bỉ nhưng dường như chẳng còn sự lựa chọn nào tốt hơn cho cô. Và cuộc đời Rinh từ đó đã rẽ sang ngả khác.[/justify][/justify]



[justify][justify]Rinh đầu quân vào làm nhân viên cho một quán massage gội đầu trá hình. Rinh nhớ như in lần đầu tiên khi cô hành nghề “bán hoa”. Một ông khách to béo bước vào phòng, mùi rượu nồng nặc khiến Rinh chỉ thiếu mỗi nước là nôn ngay tại trận. Vừa nhìn thấy cô, gã đâm sầm vào như một con thú bị bỏ đói lâu ngày. Lần đầu tiếp khách lại gặp ngay một vị khách có những hành động cuồng dâm khiến Rinh sợ hãi vô cùng. Không chỉ cấu véo vào thân thể mà gã còn xiết chặt lấy cổ của cô khiến cô tưởng mình nghẹt thở. Xong việc, gã ném tiền cho cô rồi lăn ra ngủ. Cầm những đồng tiền nhơ bẩn đó, Rinh tưởng mình có thể khụy ngã. Cảm giác ê chề, nhục nhã, cơ thể bầm tím, ngay lúc đó cô đã khóc và thề với lòng mình rằng sẽ không bao giờ có lần thứ hai như thế nữa. Và cô đã từ bỏ công việc đó thật. Nhưng cứ nghĩ đến bà nội già yếu, ốm đau bệnh tật liên miên cũng cần có thuốc thang chạy chữa, bố mẹ thì đã quá tuổi lao động, chị gái tâm thần đã chẳng thể giúp gì được lại chỉ là gánh nặng của cả gia đình và cả đứa con thơ nữa, nó cũng cần ăn và có quyền đi học như bao đứa trẻ khác. Những người thân của cô giờ họ chỉ biết trông cậy và sống dựa hoàn toàn vào cô thôi. Cô không nuôi họ thì sẽ chẳng ai nuôi họ. Và thế là lại một lần nữa Rinh nhắm mắt đưa chân. Làm nhân viên của quán nên Rinh được hưởng tiền theo ca. Một ca người ta thu một trăm hai mươi nghìn thì Rinh chỉ được năm mươi nghìn, bảy mươi nghìn còn lại của chủ quán. Ngoài khoản thu nhập đó ra, Rinh còn được ăn theo khách. Gặp khách hào phóng thì được bo nhiều mà gặp phải khách keo kiệt thì bo ít, thậm chí không được bo đồng nào.[/justify][/justify]

[justify][/justify]




[justify][justify]Tính đến thời điểm bị bắt vào trại, cô đã dấn thân vào nghề “bán hoa” này được 2 năm có lẻ. Lần gần đây nhất, đi từ Thanh Sơn, Phú Thọ xuống Hà Nội được 2 hôm thì cô bị Công an bắt khi đang hành nghề tại thị trấn Phùng, Đan Phượng, Hà Nội. Khi hồ sơ được gửi về địa phương thì bố mẹ cô mới ngỡ ngàng hiểu ra rằng, hóa ra những đồng tiền mà đứa con gái mang về chu cấp cho gia đình mỗi tuần là tiền nó bán thân. Mẹ cô đã khóc rất nhiều vì thương con gái truân chuyên. Còn cha cô, ông không khóc được, chỉ biết nuốt cái nhục vào trong. Ông không trách con mà chỉ trách mình vô dụng, bằng từng này tuổi mà chẳng thể đỡ đần gì cho con bớt khổ.[/justify][/justify]

[justify][justify]30 ngày bị bắt đưa vào đây là đủ 30 ngày nước mắt cô rơi. Cô cứ nghĩ mãi mà không sao biết được 18 tháng cô ở trong này ai sẽ là người chăm sóc gia đình cho cô. Ai sẽ là người thuốc thang cho bà nội, ai sẽ là người động viên bố mẹ, chị gái và cả ai nữa sẽ là người chăm lo cho đứa con bé bỏng của cô. Nghĩ đến cái Tết đang cận kề mà lòng Rinh như có ai xát muối. Đau đến tận cùng của nỗi đau. Nỗi nhớ của người mẹ không thể có cách nào gần gũi con trong suốt 18 tháng liền khiến Rinh nhiều khi không dám nghĩ về nó nữa. Sự thật này quá kinh hoàng đối với cô. Tết đến, ai sẽ là người mua quần áo mới cho đứa con trai vừa vào học lớp vỡ lòng, cũng chả có ai đưa nó đi chơi Tết. Tết sẽ không còn là Tết nữa. Ngôi nhà sẽ trở nên lạnh lẽo và trống trải biết bao nhiêu khi trong bữa cơm tất niên tiễn năm cũ, đón chào năm mới chỉ có một người bà ốm đau bệnh tật, hai bố mẹ già, người chị thần kinh và đứa con thơ dại. Khi còn làm ở Hà Nội, tuần nào Rinh cũng thu xếp về quê để chu cấp tiền cho bố mẹ và chăm lo cho con trai. Nghĩ đến vụ cấy sắp tới không có ai cày bừa, cũng chả có tiền mà thuê người làm, Rinh lại khóc. Không biết rồi những người thân của cô sẽ sống ra sao…[/justify][/justify]

[/justify]

[justify]
[/justify]
[justify]Cô sẽ cải tạo thật tốt để sớm được trở về nhà, chăm sóc cho đứa con trai vốn đã thiếu thốn tình thương của cha, lại vắng mẹ liên miên (Hình minh họa)
[/justify]
[justify][justify]Khi nghe tôi nói: “Nếu Rinh nhớ con quá thì nhờ ông bà đưa con lên đây thăm cho đỡ nhớ”, cô đã khóc tức tưởi. Bởi cô hiểu hơn ai hết về gia cảnh neo đơn của nhà mình, sẽ chẳng có ai có thể đem con lên đây để cô được nhìn thấy nó. Ly dị chồng rồi nên bao nhiêu tình yêu thương cô dồn hết cho đứa con trai kháu khỉnh. Nó còn quá bé để hiểu được vì sao mẹ nó lại phải làm cái công việc nhơ nhớp ấy. Người duy nhất có thể lên thăm cô là người bà cô già. Bà đã kể cho cô nghe chuyện về đứa con trai bé bỏng của cô khi nó khóc ấm ức chạy về hỏi ông ngoại rằng: “Cave là gì hả ông ngoại? Sao các bạn lại chế vì mẹ con làm cave?”. Người ông già, tóc đã bạc, sống gần hết kiếp người mà không sao trả lời được câu hỏi của đứa cháu thơ dại, chỉ biết ôm nó vào lòng mà khóc.[/justify][/justify]

[justify][justify]Đời người đàn bà như giọt mưa sa, chẳng ai biết trước được giọt nước đời mình sẽ rơi về đâu. Rinh không mặn mà, cũng chẳng rạng rỡ để mà phải chịu khổ như người ta vẫn nói “Hồng nhan bạc phận”. Rinh đơn thuần chỉ là một người phụ nữ nông thôn, sắc đẹp hết sức bình thường mà sao cuộc đời cô lại quá nhiều cơ cực. Không thể bao biện cho cái nghề mà Rinh đã làm, cũng không thể hoàn toàn đổ lỗi cho hoàn cảnh. Nhưng thân phận liễu yếu đào tơ như cô biết làm gì đây để cáng đáng nổi một gia đình với 6 miệng ăn và biết bao nhu cầu khác nữa.[/justify][/justify]



[justify][justify]Rinh tâm sự với tôi cô sẽ cải tạo thật tốt để được ra trại sớm nhất có thể. Lần trở về này cô sẽ về quê cấy lúa, trồng thêm chè, ai thuê gì thì làm cái đó để nuôi những người thân. Có rau ăn rau, có cháo ăn cháo. Cô thực sự không muốn đứa con trai sinh ra đã thiệt thòi đủ bề sau này phải hổ thẹn vì mẹ của nó. Cô cũng sợ lắm rồi cái cảm giác phải xa nó đằng đẵng tới hơn một năm trời. Vậy nên hơn ai hết cô nghĩ rằng mình phải cố gắng. Cố gắng để sớm có cơ hội trở về chăm lo, gần gũi bên con. Tôi tin rằng thời gian phải sống trong trại sẽ giúp Rinh ngộ ra một điều: “Nhân phẩm con người mới là thứ quý giá nhất”…[/justify][/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)