Tin tức - pháp luật 2011-12-26 09:18:16

Phà Thủ Thiêm lặng lẽ những ngày cuối cùng


[size=2]Bến vắng lặng, lác đác vài người. Chậm rãi kéo dây neo, máy trưởng Trần Quang Đăng buồn rượi nhìn về trung tâm thành phố lớp lớp nhà cao tầng. Bến phà 100 tuổi dường như đã quá nhỏ bé. 5 ngày nữa phà dừng hoạt động.[/size]Đến cuối năm nay, bến phà Thủ Thiêm khoảng 100 năm tuổi nối bờ Đông và Tây Sài Gòn sẽ chính thức đóng cửa. Hình ảnh những chiếc phà qua lại, tiếng còi hụ… sẽ chỉ còn là quá khứ. Từ khi có cầu và hầm Thủ Thiêm, bến phà cùng tên như chìm vào quên lãng, lác đác chỉ còn vài người qua lại, khách vắng dần.

Với những người đã từng gắn bó phà nhiều năm, những ngày này đang dần trở thành những ngày nhàn nhất nhưng lại nặng trĩu lòng. Chị Nguyễn Thúc Liên, làm ở đây từ năm 18 tuổi nhẹ nhàng quét những chiếc lá, tàn thuốc trên bến phía quận 2. Trời về chiều, bến vắng lặng, khoảng sân trước mắt chị càng lớn hơn.

"Năm nay đã 54 tuổi, gần 37 năm làm việc tại đây, năm sau là đã về hưu, lúc đó cũng không còn phà để đi nữa, tôi không thể hình dung nổi cảm giác khi đi ngang đây mà không nhìn thấy bến phà, buồn lắm", chị Liên chia sẻ.


Phà Thủ Thiêm sẽ đóng cửa cuối năm nay. Ảnh: Kiên Cường
Gắn bó gần như trọn đời với phà, chị Liên nhìn thấy rõ những thay đổi nơi đây. Người phụ nữ phụ trách việc mở cổng bến phà vẫn nhanh nhẹn dù bây giờ chị phải chạy mở 2 cổng cùng lúc do khách vắng, một người cũng không có việc mà làm.

Công việc nhàn, những lần mở cửa cũng thưa dần đi, tâm trạng những nhân viên như chị Liên tại đây đang bồi hồi xúc động nhớ lại những kỷ niệm xưa. "Khi xưa phà đông lắm, 2-3 hàng xe đậu, xe hơi ở đây, xe máy đậu hàng dài đằng kia, rồi đây nữa, lúc đó vào làm là chạy hết sức nhưng vui', chị vừa chỉ tay vào những làn đường chờ phà ở bến, vừa nhớ lại.

Với cách ví von khác, máy trưởng Trần Quang Đăng, người có thâm niêm 32 năm làm việc tại đây, coi phà Thủ Thiêm như "người bạn tri kỷ" gắn bó biết bao buồn vui, kỷ niệm và cả thời trai trẻ của mình.

Người ngăm ngăm đen, tay luôn đầy dầu mỡ, ông Đăng hiểu rõ từng con ốc, từng chi tiết và những lần phà "lâm bệnh". "Khi tôi vào làm, bến chỉ có 4 phà 'hột vịt' 20 tấn đóng từ những năm 1963-1965, rất cũ, hay hư, lúc đó lại không có phụ tùng thay thế", ông Đăng nhớ lại. Phà "hột vịt" là những chiếc phà nhỏ 20 tấn có hình dáng bầu bầu như trứng vịt.

Đến năm 1999, bến đầu tư thêm 4 phà loại 60 tấn, lúc đó người dân quận 2 có nhu cầu đi qua trung tâm thành phố rất nhiều, ngày thấp điểm khách vẫn nườm nợp. "Nhớ nhất những lần có ca cấp cứu, quận 2 thì thiếu cơ sở y tế bệnh viện, nên người dân đều phải qua trung tâm thành phố chạy chữa. Mỗi lần như vậy dù 12h khuya, anh em vẫn tức tốc chạy phà, ưu tiên dù chỉ đưa duy nhất người bệnh qua sông", ông Đăng nói.

Cũng có những kỷ niệm vui được nhiều nhân viên ở đây chia sẻ. Như vào khoảng năm 1980-1985, nhiều người tìm đến phà Thủ Thiêm để nhảy sông Sài Gòn tự tử khiến nhân viên bến phà ai nấy đều bảo nhau, ngoài việc chạy phà còn canh chừng xem ai đang có tâm trạng không, đang ngồi một góc hay khóc lóc gì không.

Những hình ảnh phà qua lại sông Sài Gòn chỉ vài ngày nữa là sẽ trở thành quá khứ. Ảnh: Kiên Cường
Các nhân viên bến phà đang rôm rả hồi tưởng những kỷ niệm gắn bó với công việc thì đột nhiên tiếng còi hụ vang, một chuyến phà rẽ nước chuyển khách từ quận 2 qua phía những tòa nhà cao tầng đối diện sông. Chậm rãi tháo dây neo, nhân viên bến nhìn buồn theo một vài khách lác đác. Ít ngày nữa, hình ảnh này sẽ không còn, tiếng còi quen thuộc cũng không vang lên nữa.

Ông Nguyễn Công Dân, Phó giám đốc Xí nghiệp phà Cát Lái - Thủ Thiêm cho biết hiện tại đây có 44 nhân viên. Sau khi phà đóng cửa, 3 người sẽ về làm việc ở hầm Thủ Thiêm, 12-13 người điều qua bến thủy nội địa quận 1, còn lại sẽ về phà Cát Lái.

"Nhiều ngày nay, anh em rất buồn bởi bến phà cũng thân thiết như gia đình. Nhưng hiện nay mỗi ngày phà chỉ chở được khoảng hơn 3.000 khách, giảm 50-70% lưu lượng so trước khi thông hầm Thủ Thiêm", ông Dân nói.

Không chỉ riêng nhân viên bến phà, đối với người dân đã từng ngồi trên phà chở ngang sông, ngắm nhìn cảnh sông nước… cũng mang niềm thương tiếc với bến phà 100 năm tuổi này.

"Với tôi, phà như kỷ niệm, dù có hầm nhưng tôi vẫn thích đi phà hơn, cảm giác sông nước đem lại thật dễ chịu, lại được ngắm nhìn quang cảnh, nếu ngày nào đó không còn đi nữa chắc sẽ rất nhớ", anh Thanh, nhà ở quận Bình Thạnh chia sẻ.

Trời Sài Gòn chiều vang vang tiếng xe cộ qua lại tấp nập, bỏ lại bến phà vắng lặng, người thưa thớt. Dù không còn những chiếc phà màu trắng ngang sông, nhưng phà Thủ Thiêm sẽ mãi là hình ảnh đẹp trong lòng mọi người dân TP HCM.

ĐỜI SỐNG
> CÂU CHUYỆN CUỘC SỐNG
Thứ hai, 26/12/2011, 09:35 GMT+7

E-mail Bản In

[size=1]Phà Thủ Thiêm vắng lặng những ngày cuối cùng[/size]
Bến phà ở phía quận 1.
Đầu cầu vắng vẻ, lác đác một vài xe đạp xuống phà.
Từ bến phía quận 2, nhân viên bến nhìn cảnh chỉ mỗi gánh hàng rong lên phà, phía bên kia là sự phát triển với lớp lớp nhà cao tầng.
Bến quận 2 thì đìu hiu, vắng vẻ.
Quang cảnh phía quận 2 khiến những ai từng gắn bó với bến phà Thủ Thiêm không khỏi chạnh lòng.
Trạm trực bị bỏ hoang.
Lác đác vài khách sử dụng phương tiện ngang sông này.
Cuối tháng 12, những cánh cửa này sẽ không còn mở để đưa khách sang sông.
Bến bãi phía quận 2 vắng lặng, im lìm.
Tên Phà Thủ Thiêm sẽ chỉ còn là quá khứ.
Đường chờ không một bóng xe cộ.
Những nhân viên này từng xem phà như người bạn tri kỷ của mình. Có người tình nguyện ở lại bến thủy nội địa được lập sau này vì không muốn rời xa nơi đây.
[size=2]Thăm hầm chui xuyên sông Sài Gòn trong buổi thông xe sáng 21/11, trở về bến phà nơi gần 20 năm đưa đón khách từ phà Thủ Thiêm vào trung tâm thành phố, ông Năm xe ôm chẳng thèm chờ ai nữa bởi phà vắng ngắt.[/size]Chỉ hơn một tháng nữa thôi phà Thủ Thiêm chính thức đóng cửa sau gần 100 năm hoạt động đưa đón khách qua lại đôi bờ Đông - Tây Sài Gòn. Cũng chỉ còn chừng ấy ngày ông Năm còn ngồi ở bờ Tây để chờ đưa đón khách từ phà vào trung tâm thành phố. Mà thực ra từ hai ngày nay chủ yếu ông ngồi chơi ở mái hiên lối vào bến phà, còn khách thì đã chọn con đường qua cầu Thủ Thiêm và hôm 21/11 là ngày đầu tiên hầm Thủ Thiêm thông xe nên họ đổ xô vào hầm hết. Những chuyến phà qua lại sông Sài Gòn thưa vắng người.

"Tôi buồn không phải vì từ nay thất thu do bến phà sắp đóng cửa, mà không vui bởi nơi này đã gắn bó với mình từ mấy chục năm trời. Dù sao cũng có quá nhiều kỷ niệm", ngồi nhìn về phía bên kia quận 2, ông Năm nói.


"Tôi bắt đầu làm quen với ụ phà và tiếng máy ầm ầm nhả khói bằng nghề bán thuốc lá dạo, bán vé số rồi lái xe ôm đón khách. Bến phà chính là nồi cơm của cả gia đình. Giờ con cháu đã thành đạt, tiền kiếm được từ khách đi xe không còn quan trọng nữa, nhưng nhiều năm nay tôi vẫn bám lấy bến phà này. Đơn giản nơi đây đã có quá nhiều kỷ niệm, tôi quen bà xã cũng ở chốn này", ông kể.Người lái xe ôm ngoài 70 tuổi có gương mặt và dáng đi còn nhanh nhẹn cho biết, ông gắn bó với bến phà này từ khi mới lập gia đình, nay con cháu trong nhà đã hơn 10 người.

Khách đi phà thưa dần từ buổi sáng thông xe. Ảnh: Thiên Chương
Sáng nay, hay tin công trình hầm vượt sông có quy mô hiện đại nhất Đông Nam Á nối quận 1 sang quận 2 bên kia sông Sài Gòn rồi thẳng tiến về hướng Nhơn Trạch - Đồng Nai chính thức cho lưu thông, ngoài ông Năm xe ôm, nhiều người khác từng gắn bó với bến phà 100 năm tuổi cũng cho biết họ cảm thấy buồn.

"Biết hầm chui qua sông là niềm tự hào của thành phố nhưng tôi vẫn tiếc lắm khi rời bến sông mà ở đó tôi đã buôn bán làm ăn từ thời chưa có chồng đến nay con cháu đã lớn hết. Giờ đã có nhà mới ở quận Bình Thạnh, nhưng tôi vẫn không quên được tiếng còi phà, cảnh khách khứa nườm nượp chờ qua sông", chị Mười bán quán giải khát ở đầu phà bên kia đường Lương Định Của, quận 2, nói.

Nhà ở quận 2, đi làm ở trung tâm Sài Gòn, bao nhiêu năm qua mỗi ngày chờ phà sang sông, giờ có được hầm chui hiện đại, thế nhưng theo nhóm nhân viên văn phòng Phương - Nga - Thủy, cho biết cảm giác lên phà tròng trành trên sông vẫn là những kỷ niệm khó quên.

Lưu luyến hơn cả vẫn là nhân viên bến phà Thủ Thiêm, bởi trong số họ, nhiều người đã gắn bó đời mình với nơi này suốt mấy chục năm trời.

Bờ quận 2 đón những chuyến phà cuối vắng khách. Ảnh: Thiên Chương
"Nhiệm vụ mới phải làm, ai cũng được cắt đặt công tác khác, nhưng không bịn rịn sao được khi chúng tôi phải chia ra làm 3 nhóm. Vài anh em về công tác ở hầm chui, số khác về bến phà nội địa bên bờ quận 1, còn lại sang phà Cát Lái. Ở đây, đại gia đình 44 người của chúng tôi đã như những người thân", anh Nguyễn Công Dân, Phó giám đốc Xí nghiệp phà Cát Lái - Thủ Thiêm chia sẻ.

Nhìn bến phà vắng hoe, cùng tâm trạng với cấp trên, trưởng máy tàu Trần Quang Đăng, thâm niên 32 năm tại bến phà Thủ Thiêm hay nhân viên Nguyễn Tường Phúc, người 28 năm làm công việc tháo xích neo phà, đều nhìn nhận rất buồn khi phải rời xa nơi đã quá đỗi thân quen.

"Tôi sẽ nhớ từng con nước lên xuống, nhớ mớ lục bình mồ côi trên bến sông này. Dẫu đường hầm hiện đại là niềm vui lớn, là ước mong từ bấy lâu nay, song phải xa chỗ làm đã mấy chục năm gắn bó thật khó ngăn lòng buồn", đưa mắt nhìn về phía bờ Thủ Thiêm khi phà đã ra đến giữa dòng, anh Phúc nói.

Tháng 3/2010 bốn đốt hầm dìm được lai dắt từ bể đúc ở Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) về đến khu vực Thủ Thiêm, lắp đặt nối kết. Ngày 4/8/2010 mẻ bê tông đầu tiên được đổ thi công đốt hợp long, nối kết đốt hầm số 4 với hầm dẫn phía Khánh Hội (quận 1). Mẻ bê tông cuối cùng của đốt hợp long đã được thực hiện vào ngày 4/9/2010. Ngày 21/9/2010 hợp long thành công hầm Thủ Thiêm. Ngày 21/11/2011, hầm Thủ Thiêm chính thức mở cửa cho người dân lưu thông.

Ngày 31/12, bến phà Thủ Thiêm chính thức ngừng đón khách. Trên bờ phía trung tâm Sài Gòn vẫn còn một bến phà nhưng chỉ phục vụ khách du lịch trên sông chứ không đưa khách qua lại quận 2 và trung tâm thành phố như gần 100 năm qua.



ĐỜI SỐNG
> CÂU CHUYỆN CUỘC SỐNG
Thứ ba, 22/11/2011, 01:15 GMT+7

E-mail Bản In

[size=1]Phà Thủ Thiêm ngày thông xe hầm chui hiện đại[/size]
Từ năm 1911, Thủ Thiêm là bến nhỏ, ngày mấy chuyến đò nối bán đảo Thủ Thiêm khi ấy còn hoang vu chỉ mấy nóc nhà dân sang khu trung tâm Sài Gòn.
Từ những năm 90 của thế kỷ trước, vùng đất Thủ Thiêm dần phát triển, dân cư đông đúc. Bến phà tấp nập hơn. Tuy nhiên cũng từ đó, ước mơ được băng sông Sài Gòn bằng cầu hoặc hầm chui là điều mà người dân ấp ủ.
Đến sáng 21/11, điều mơ ước đã thành hiện thực. Đường hầm chui hiện đại xuyên sông Sài Gòn đã nối đôi bờ. Ngày 31/12, bến đò Thủ Thiêm xưa và bến phà Thủ Thiêm chính thức kết thúc nhiệm vụ.
Niềm vui chung quá lớn, nhưng chứng kiến cảnh bến phà bỗng nhiên vắng dần và nghĩ đến ngày phải xa đoạn sông này, nhiều người vẫn thấy chạnh lòng.
Trưa 21/11, bến phà chỉ có vài người khách.
Bác lái xe ôm già đợi mãi chẳng có được khách nào từ phà.
Anh Phúc, nhân viên làm việc 28 năm tại phà Thủ Thiêm đưa mắt nhìn bến cũ thưa người.
Bữa cơm trưa cũng lặng lẽ, không ai nói với nhau câu gì.
Những hình ảnh khách qua phà này sẽ trở thành quá khứ.
Với nhiều khách quen của bến phà, "một chút lưu luyến với những gì đã quá thân quen là điều không thể tránh khỏi".






Thanh Nhật
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)