Bối cảnh trong bức ảnh là một siêu thị. Nữ sinh trong ảnh quàng khăn đỏ. Hai tay em bị trói quặt ra lan can phía sau bằng băng dính. Bên góc phải phía trên ảnh có khuôn mặt của một người đàn ông. Nhiều thành viên cộng đồng mạng đang truy tìm, làm rõ vụ việc, nhằm tìm ra siêu thị đã làm nhục nữ sinh này.
Hình ảnh em bé bị trói tay tại một siêu thị
Bạn đọc Van Nguyen Thu cho rằng, siêu thị này học cách trừng phạt này từ các nước phát triển. Cô đã nghe và đọc thấy ở châu Âu, họ làm thế từ lâu rổi. Nay mới biết có nơi ở nước ta cũng dùng cách đó. Người ta không đánh đập, không giam cầm mà dùng cách này để răn đe, trừng phạt.
Tuy nhiên, phần lớn ý kiến đều phản đối sự việc. Bạn Magi Manly bày tỏ quan điểm: “Trói tay vào cột như thế kia mà gọi là không giam cầm sao? Dù sao, chẳng nơi nào được giữ người như thế này. Tôi nghĩ họ phải đưa đến đồn công an. Hơn nữa em gái này dù có sai, cũng vẫn là một đứa trẻ, cần phải được bảo vệ giáo dục theo một cách khác. Như thế này sẽ làm cho em ấy tổn thương sâu sắc dù em ấy đã sai”.
Bạn Duong Pham cũng phản đối ý kiến trên và cho rằng: "Cháu gái này còn rất nhỏ. Vậy hành xử như vậy có mang tính giáo dục hay không? Dù thế nào đi nữa, cũng không có quyền trói và bắt người như thế”.
Nhiều người đặt vấn đề: Phần lớn bạn đọc đều phản đối siêu thị kia. Tuy nhiên, ở góc độ giáo dục, nên làm thế nào để giảm bớt tình trạng như em này đang làm? Nếu giáo dục không ổn thì các em này sẽ là một thế hệ mới của các vấn nạn xã hội nhức nhối hiện nay ở ta.
“Bạn có hoàn toàn an tâm khi ra đường hoặc đến chỗ đông người không? Mình không ủng hộ cách làm này của siêu thị, họ đang trói tay em này nhưng cái bảng đó hoàn toàn đúng người, đúng tội. Không nên vì một hành vi sai lầm của người hành xử là tha thứ hay bỏ qua lỗi lầm của kẻ gây ra chuyện.
Mình ghét nhất là thói trộm cắp, nhất là các em đang là học sinh. Tuy nhiên nếu để lên án em này thì cũng phải xem lại động cơ, có thể vì hoàn cảnh gia đình( nên tha thứ và giáo dục), hay ham chơi, đua đòi với chúng bạn (nên trừng phạt nghiêm khắc)”, một bạn đọc chia sẻ.
H. Nguyên
Đồng ý là phải có biện pháp răn đe nhưng làm thế nào có phải quá đáng lắm k ?