Rặng san hô cổ đại nằm bao quanh đảo Lord Howe của Australia.
Đảo Lord Howe nằm cách lục địa Australia khoảng 600km về phía đông và có một rặng san hô nhỏ cận đại ở vùng cận nam của thế giới. Nhưng rặng san hô cổ to gấp 30 lần rặng san hô cận đại.
Các nhà khoa học, dẫn đầu là Colin Woodroffe từ Đại học Wollongong (Australia) và các nhà nghiên cứu từ Viện koa học biển Geoscience Australia, đã phát hiện ra dấu tích của rặng san hô cổ dưới biển Tasman, ở vị trí sâu 30m so với mặt biển.
Nhóm nghiên cho rằng đây có thể là một rặng san hô cổ. Sử dụng một loại thiết bị định vị dưới nước, họ đã chứng minh được điều này, đồng thời đo đạc kích thước và hình dáng của rặng san hô.
Các rặng san hô cổ đại khác cũng được phát hiện trước đó nhưng không rặng san hô nào nằm ở vùng cực nam như thế này.
Nhóm nghiên cứu tin rằng rặng san hô cổ đại đã chết khi bị ngập sâu trong nước do nước biển tăng cách đây khoảng 7.000 năm. Tuy nhiên, nhiệt độ hiện thời tại vùng biển này cũng hạn chế san hô phát triển và đó là lý do tại sao san hô cổ đại lớn hơn nhiều so với san hô hiện thời.
Mô phỏng phạm vi của rặng san hô cổ đại (vàng) và san hô cận đại (đỏ).
Nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết và biến động của mực nước biển, các rặng san hô thường tồn tại trong vùng nước nông với nhiệt độ mặt biển cao hơn 18 độ C ở các khu vực gần xích đạo. Nhưng các rặng san hô cổ đại mới được phát hiện cho thấy san hô trước đây đã tồn tại ở các vùng biển phía nam xa xích đạo hơn.
Các nhà nghiên cứu cho rằng khi nhiệt độ nước biển tăng do sự thay đổi của khí hậu, san hô cổ đại có thể trở thành cơ sở cho sự phát triển của các rặng san hô mới.