[size=2][/size]
Sán bò dưới da chị Emily |
[size=2]Trong kỳ nghỉ tại đảo, vì rất thích nấu ăn nên Emily thường tự tay nấu ăn để bạn và gia đình cùng thưởng thức. [/size]
[size=2]Sau khi trở về từ kỳ nghỉ được vài tuần thì cô thấy trên tay nổi một cục sưng đỏ tấy rất ngứa và đau rát. Cô đã đến Bệnh viện Nhiệt đới thuộc Trường Liverpool để kiểm tra. [/size]
[size=2]Tại đây các bác sĩ đã phát hiện dưới vùng da sưng tấy một ký sinh trùng sán lá dài khoảng 6cm. [/size]
[size=2]Ngoài ra sau khi tiến hành chụp chiếu các bác sĩ còn phát hiện thêm một sán lá trong túi mật của Emily. Sau đó cô được chuyển tới phòng phẫu thuật để các bác sĩ tiến hành 2 phẫu thuật cùng một lúc để lấy kí sinh trùng đó ra khỏi tay và túi mật của cô giúp cô thoát khỏi cảm giác ngứa rát khó chịu cũng như những nguy hiểm tới tính mạng do sán lá trong túi mật có thể gây ra. [/size]
[size=2]Các bác sĩ điều trị cho Emily cho biết cô bị nhiễm ký sinh trùng sán lá là do tiếp xúc với cá và thịt sống. Thông thường sán lá tấn công vào cơ thể con người thông qua hệ tiêu hóa. Trường hợp sán lá sống ký sinh dưới da cánh tay như của Emily là rất hiếm gặp. [/size]
[size=2]Sán lá là loại ký sinh trùng ăn máu, dịch mô hoặc các phần của tế bào bên trong cơ thể con người. Sán lá thường tấn công hệ tiêu hóa hay một số bộ phận khác trong cơ thể con người vì dụ như gan. [/size]
[size=2]Sán lá sinh sản rất nhiều trứng bên trong các mạch máu nhỏ xíu trong ruột người, sau khi khiến các mạch máu này vỡ ra, chúng sẽ xâm nhập vào hệ tiêu hóa. [/size]
[size=2][/size]
Siêu âm còn phát hiện ra sán lá trong túi mật của chị Emily |
[size=2]Thường những người ăn gỏi cá hay rau sống sẽ có nguy cơ nhiễm sán lá rất cao vì loại sán này vốn trong môi trường nước. Những người nhiễm sán này thường có các biểu hiện như nổi mẩn ngứa rát, sốt, tiêu chảy và khò khè khó thở. [/size]
[size=2]Người nhiễm không được điều trị kịp thời sẽ có thể bị suy yếu dẫn đến tử vong do mất khả năng phục hồi khi mắc các loại bệnh khác. [/size]