[justify]Các nhà thiên văn Mỹ vừa phát hiện hố đen được cho là lớn nhất từ trước tới nay tại một thiên hà nhỏ bé cách trái đất khoảng 250 triệu năm ánh sáng.[/justify]
[justify][/justify]
[justify]Theo quan sát của kính thiên văn Hobby-Eberly tại Đại học Texas ở Austin, hố đen khổng lồ được phát hiện có đường kính lớn hơn quỹ đạo của sao Hải vương quay quanh mặt trời 11 lần và lớn hơn khoảng 4.000 lần hố đen ở tâm dải thiên hà.[/justify]
[justify]Hố đen được phát hiện trong thiên hà NGC 1277 thuộc chòm sao Perseus và có trọng lượng tương đương với 17 tỷ mặt trời. Các nhà khoa học cho hay, siêu hố đen này chiếm đến 14% tổng khối lượng của thiên hà chủ. Điều đó cho thấy kích thước khổng lồ của nó nếu so sánh với một hố đen bình thường chỉ chiếm 0,1%.[/justify]
[justify]“Đây là một thiên hà kỳ lạ và hố đen gần như chiếm toàn bộ kích thước. Nó có thể là đối tượng đầu tiên trong một lớp thiên và hà hố đen mới", Karl Gebhardt, thành viên của nhóm nghiên cứu, nói. Theo các nhà khoa học, khối lượng của hố đen khủng khiếp đến mức họ phải mất một năm để kiểm tra nhiều lần mới dám công bố nghiên cứu.[/justify]
[justify]“Chúng tôi không biết làm cách nào một hố đen khổng lồ có thể hình thành trong thiên hà nhỏ như vậy”, Karl phát biểu. Một số nhà khoa học cũng có giả thiết giải thích mối quan hệ giữa kích thước hố đen và thiên hà chủ, nhưng chưa rõ cái nào là chính xác nhất.[/justify]