Chuyện shock 2011-10-08 09:56:40

Phế Liệu máy bay>>>>ai mua thì vào


Bạn đừng tưởng những chiếc máy bay đang hoạt động mới đem lại lợi ích, những chiếc máy bay “quá đát” đôi khi cũng được coi là “mỏ vàng” cho những ai biết tận dụng nó một cách thông minh.

[justify]Thật thế, những “chú chim sắt” một thời tung hoành trên bầu trời đến một thời điểm nào đó, chúng đành phải nghỉ ngơi. Và khi đã “mệt mỏi”, những “chú chim” này sẽ được xử lý ra sao? Nào, chúng ta hãy cùng dạo quanh nước Mỹ![/justify]

[justify]“Nghĩa địa” máy bay quân sự[/justify]

[justify]Căn cứ không quân Davis-Monthan (bang Arizona) được xem là “điểm tập kết” máy bay hết thời tại Mỹ. Tại đây, có khoảng hơn 5.000 chiếc máy bay đã qua sử dụng cho không quân và hải quân Mỹ trong vòng 50 năm qua. Chúng ta có thể điểm mặt những “anh hùng” đã từng huy hoàng một thời với những cái tên rất quen thuộc như: F-4 Phantom II, F-16 Falcon, F-14 Tomcat, C-141 StarLifter, B-52…[/justify]







Căn cứ không quân Davis-Monthan.

[justify]Như vậy, ở Mỹ, người ta đã dành hẳn một khu dành cho các loại máy bay quân sự đã về hưu. Những chiếc máy bay đó sẽ được xử lý bằng chính những phế liệu hoặc động cơ của chúng tùy theo nhu cầu sử dụng. Sau khi được “xử lý”, “thịt” của chúng sẽ được đem bán hoặc trở thành “mẫu vật” được trưng bày tại các viện bảo tàng máy bay.[/justify]

[justify]Tuy nhiên, việc tháo dở không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đối với chiếc máy bay ném bom B- 52, điều đó quả là một thách thức cho những người tháo dỡ chúng. Muốn tháo dở máy bay ném bom B- 52, người ta phải thực hiện thật cẩn thận và công khai theo đúng tinh thần của Hiệp ước giải trừ quân bị START-1. Sau khi được “làm thịt”, “xác” của những chú chim sắt này phải được “phơi” ngoài trời trong vòng 90 ngày để vệ tinh quân sự của Nga kiểm tra. Ngoài ra, một số phụ tùng khác của chiếc B-52 còn hoạt động được sẽ được lấy ra và lắp vào để thay thế cho bộ phận bị hư của những chiếc khác đang còn hoạt động.[/justify]

[justify]Máy bay dân dụng cũng có nơi “an nghỉ”[/justify]

[justify]Lần đáp cuối cùng để “kết liễu đời” của những chiếc máy bay dân dụng là ở tại nghĩa địa máy bay Mojave, khu này nằm ngay vùng sa mạc vắt ngang hai bang Arizona và California với sức chứa khoảng 300 máy bay các loại.[/justify]

[justify]Trước khi bị xử lý, luật bất thành văn của các loại máy bay dân dụng là vỏ máy bay của chúng được “phơi nắng phơi mưa” rất nhiều mùa. Hiện diện tại nghĩa địa máy bay Mojave, chúng ta phải kể đến anh chàng Boeing (của hãng Hawaii), MD-11 (của Thụy Sĩ) và gần 90 chiếc của các hãng hàng không Mỹ bị phá sản sau sự kiện 11/9.[/justify]

[justify]Có một điều là, những chiếc máy bay dân dụng đôi khi phải bị “hưu” non. Nhiều hãng máy bay bị eo hẹp về kinh phí đã lựa chọn việc “đẩy” đi những chú chim sắt hơi cũ kỹ nhằm làm giảm bớt chi phí bảo trì mà hãng phải chi trả.[/justify]



“Xác” chiếc Boeing được tái chế.




Chiếc MD-11 được tái chế sau thời gian sử dụng.

[justify]Vì khu Mojave thuộc vùng sa mạc mênh mông, những chiếc máy bay đậu tại đây phải đối phó với thời tiết khắc nghiệt. Do vậy, tất cả các máy bay đều quay mũi về phía hướng gió thổi tới để bảo vệ đôi cánh và đóng chặt các cánh cửa để đối phó với những cơn bão sa mạc dữ dội quét qua. Lúc nào phần đuôi hoặc thân của những chiếc máy bay này cũng đều được người ta phủ một lớp sơn khác, đơn giản là vì những người trông coi “nghĩa địa” không muốn cho bất kì vị khách nào nhìn thấy tên hãng hàng không đã bán máy bay cho họ. Điều này cũng rất phù hợp với tâm lý khách hàng, chẳng ai dám chọn hãng hàng không với cái tên được sơn trên những chiếc máy bay đã hết thời. Ngoài ra, bảo vệ khu nghĩa địa sẽ đỡ hơn trong việc can thiệp những “tay săn ảnh”, những người thích “quanh quẩn” xunh quang khu vực “cấm” này.[/justify]

[justify]Điểm mặt những ông lớn[/justify]

[justify]Từ lâu, nghề rã máy bay cũ tại Mỹ đã trở thành một hình thức kinh doanh đem lại rất nhiều lợi nhuận. Nói đến việc “xẻ thịt” máy bay không thể không nhắc đến ông trùm David Kramer_ một nhà kinh doanh rất biết “nhìn thời cuộc” và “chớp thời cơ”. Công ty của David Kramer là công ty chuyên mua xác để bán phế liệu máy bay. Trong 4 năm qua, Kramer cho biết đã “làm thịt” hơn 80 chiếc máy bay đủ loại đến từ khắp nơi trên thế giới. [/justify]

[justify]Evergreen Air Centre, trung tâm bảo dưỡng và bán phế liệu máy bay lớn nhất thế giới cũng được xem là “đại gia” trong lĩnh vực này. Ông Trevor Van Horn, người hiện đang sở hữu hai hãng hàng không lớn cũng chính là chủ của trung tâm này. Đặc biệt, ông chính là chuyên gia về ngành công nghiệp hàng không tại Mỹ. Nghĩa địa Jumbo 747 của ông, được xem là một trong những nơi “an nghỉ” lớn nhất trên thế giới của những chiếc máy bay, đặc biệt là “anh chàng khổng lồ” Boeing 747. Evergreen cũng chính là “đầu nậu” chuyên cung cấp “đầu” máy cho máy bay mô phỏng tại các trường dạy lái.[/justify]



Trung tâm Evergreen Air Centre.

[justify]Quy trình “làm thịt”[/justify]

[justify]Quy trình “xẻ thịt” một chiếc máy bay khá lâu, công việc yêu cầu những người “đồ tể” thực hiện khá cần mẫn và kiên trì vì nó tốn rất nhiều thời gian. Ba tháng không nghỉ ngày nào là thời gian cần của 6 người thợ để “xả thịt” chiếc Boeing 737, nhưng với chiếc 747 thì phải cần đến… 110 công nhân làm việc không ngừng nghỉ trong cùng khoảng thời gian trên.[/justify]





Một chiếc máy bay sau khi bị xẻ thịt.

[justify]Có thể nhận thấy rằng, hiệu quả khai thác của nghề này hầu như là 100% mang lại lợi nhuận. Thật vậy, họ lấy không bỏ sót bất kỳ chi tiết nào của tất cả các bộ phận trên máy bay. Đầu tiên, họ tháo toàn bộ khung sườn rồi đặt cả thân máy bay nặng hàng tấn lên một đường ray bằng gỗ hoặc bằng sắt. Tiếp theo đó, họ tháo gỡ những phần có thể tái chế hoặc phục hồi như: ghế, thiết bị điện tử buồng lái, hàng km dây cáp đồng, cửa, cánh phụ, bánh lái, dàn bồn cầu vệ sinh, hộp đen, thiết bị giải trí, bánh, bộ phanh…[/justify]

[justify]Thông thường, thùng xăng trong máy bay cũ được họ đánh giá là một nguồn lợi khổng lồ. Bởi vì đây là bộ phận chứa lượng nhiên liệu khá lớn. Các hãng hàng không thường không “vắt” cạn nhiên liệu khi đưa chúng vào khu nghĩa địa này. Điển hình là có những chiếc máy bay của hãng hàng không Canada vẫn còn chứa khoảng 2.000 lít trong thùng xăng khi được bán đi hoặc những “anh chàng” Boeing 747 có khoảng 8.000 lít xăng. Sau khi hút hết xăng ra khỏi bình chứa, những chiếc máy bay sẽ được đem đi tái chế tại một nhà máy lọc dầu rồi lại được bán một lần nữa để kiếm lời.[/justify]

[justify]Tuy nhiên, việc buôn bán trên không phải là những công việc mang tính tự do. Những người làm công việc này chỉ được phép kinh doanh giữa các nhà buôn chuyên ngành với nhau khi trên những linh kiện bộ phận có con dấu xác nhận còn giá trị bay của FAA (Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ). Phần lớn, các sản phẩm đã qua sử dụng như thế được bán cho các hãng hàng không của các nước đang phát triển. Mỗi bộ phận đều được dán nhãn riêng. Để đảm bảo hiệu quả trong sử dụng, các hãng hàng không mua những thiết bị này phải được cung cấp mọi dữ liệu quan trọng. Vì vậy, khi rã máy bay, những người thực hiện đều ghi lại tỉ mỉ từ chi tiết “vĩ mô” đến “vi mô” như: kiểu máy bay, số lần cất, hạ cánh, giờ bay…cho đến những con bu lông nhỏ nhất.[/justify]



Biểu tượng FAA (Cơ quan hàng không liên bang Mỹ).




Một chiếc hộp như thế này đáng giá cả ngàn USD.

[justify]Với mức giá hấp dẫn, 250.000 USD là giá khung sườn của chiếc Boeing 747 và động cơ của nó không dưới 6 triệu USD. Một chiếc Jumbo mới được bán với giá 180 triệu USD và cho thuê 300.000 USD/tháng. Thật sự, đây chính là “mỏ vàng” cho những ai biết nắm bắt thời cơ!!![/justify]
























Xe máy trong bãi chờ tiêu hủy. Ảnh: Information Times.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)