[size=6]Dù đã bước sang thế kỷ 21 nhưng ở Papua New Guinea vẫn tồn tại “luật rừng” xử người phạm tội.[/size]
[justify] [/justify]
[justify]Papua New Guinea (PNG), ở vùng cao nguyên của hòn đảo Thái Bình Dương lớn nằm 150kms ngoài khơi mũi phía bắc của Australia hiện vẫn còn những đạo luật trừng phạt người phạm tội thật rùng rợn.
Luật rừng: bị buộc tội là một phù thủy, người phụ nữ này đã bị bịt mắt, đánh đập dã man và đặt trên một tấm lợp sắt. Trên tấm lợp này, người ta sẽ thiêu sống cô.
Dini Korul, ở tuổi 50 nằm trong túp lều của mình. Bức ảnh cho thấy những vết sẹo từ các cuộc tấn công khi cắt bằng dao và đốt cháy bằng các thanh sắt sau khi dân làng cáo buộc bà là phù thủy vì con trai 22 tuổi của bà đã chết vì bị nhiễm trùng dạ dày.
Dini Korul đã phải nằm viện hơn 10 tháng để hồi phục chấn thương của mình. Bà không bao giờ có thể quay trở lại ngôi làng và cũng không nhận được sự giúp đỡ từ chính quyền địa phương.
Sự việc xảy ra trong thế kỷ 21 Papua New Guinea (PNG), ở vùng cao nguyên của hòn đảo Thái Bình Dương lớn nằm 150kms ngoài khơi mũi phía bắc của Australia. Ở đây, người ta vẫn gọi người phạm tội và phù thủy. Không những thế, do vẫn còn nhiều hủ tục và nhận thức kém nên một số người chết vì bệnh tật thì những người thân đều bị cho là “phù thuy” và đều phải xử theo “luật rừng.
Trong suốt lịch sử , phù thủy bị cáo buộc có thể bị treo cổ, dìm chết dưới sông hoặc bị thiêu sống.
Gravedigger Jokar “Skull” nói rằng ông phải bảo vệ nghĩa trang vào ban đêm để tránh các phù thủy ăn trộm xác
Emate nằm trong bệnh viện sau khi bị chính con trai tấn công bằng rìu, búa và dao vì tin rằng bà là một phù thủy đã gây ra cái chết của chồng
Ước tính có khoảng 200 phù thủy bị nghi ngờ đã thiệt mạng trong một năm ở tỉnh Simbu. Các nạn nhân có thể bị ném xuống vách đá, tra tấn, kéo phía sau xe, bị thiêu hoặc bị chôn sống.
Rasta Tuwa bị dân làng buộc tội phù thủy sau cái chết của một người đàn ông trẻ tuổi vào năm 2003. Trong đám tang của ông, đám đông bao quanh Rasta và tấn công bà. Rasta chạy vào nhà nhưng không thể thoát khỏi đám đông. Cô đã bị cắt cụt một bàn tay.
Những hủ tục và những đạo luật rùng rợn hiện vẫn còn phổ biến ở Papua New Guinea
[/justify]