[justify]Bệnh nhân Y Mép, 18 tuổi, ngụ tại Phú Yên mắc chứng cam tẩu mã nhưng không được gia đình đưa đi chữa trị. Khi được đưa đến bệnh viện, khuôn mặt Y Mép đã bị biến dạng trầm trọng.[/justify]
[justify]Sau khi bệnh diễn biến nặng, khuôn mặt bị biến dạng, Y Mép được người nhà chuyển lên bệnh viện Răng hàm mặt TP.HCM để tiến hành điều trị. Bệnh nhân được giáo sư Nguyễn Đức Hoành làm trưởng kíp mổ trực tiếp phẫu thuật và phục hồi chức năng vì thiếu hổng môi trên do bệnh gây ra.
Y Mép được xác định là mắc bệnh noma hay còn gọi là cam tẩu mã. Bệnh do siêu vi, gây ra khiến hoại tử các bộ phận trên khuôn mặt rất nhanh, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể làm tiêu hủy cơ xương, môi trên, sụn mũi gây biến dạng khuôn mặt.
Cam tẩu mã gây biến dạng hoàn toàn gương mặt
Cam tẩu mã là một bệnh viêm lợi cấp tính vùng mặt đưa đến hoại tử, lở loét, có thể dẫn đến tử vong. Các nhà khoa học cho rằng, cam tẩu mã liên quan đến viêm lợi hoại tử, lở loét cấp tính hoặc các bệnh loét miệng khác mà nếu không điều trị sẽ tiến triển đến hoại tử.
Bệnh do siêu vi trùng gây ra, dẫn đến hoại tử các bộ phận trên khuôn mặt rất nhanh, chỉ trong vòng từ 3 - 5 ngày có thể làm tiêu hủy cơ xương, môi trên, sụn mũi gây biến dạng khuôn mặt. Hầu hết những trường hợp bệnh nhân sống sót bị thiệt hại về tâm sinh lý do mặt biến dạng, thiếu hổng phần mềm và chức năng như không thể nói, nuốt, thở được bình thường.
Bệnh thường xảy ra ở trẻ em thiếu dinh dưỡng, những nơi kém vệ sinh và trên những đất nước nghèo. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2000, bệnh cam tẩu mã xuất hiện nhiều nhất ở châu Phi trong độ tuổi từ 6 đến 10, tới 80% người mắc bệnh này bị chết do bị ăn mòn các mô và hệ thống cơ xung quanh hàm. Những bệnh nhân sống sót thì bị thiệt hại về tâm sinh lý do biến dạng mặt, thiếu hổng phần mềm và chức năng như không thể nói, nuốt, thở được bình thường.
Một bệnh nhân mắc chứng cam tẩu mã
Triệu chứng ban đầu của bệnh là sốt, đau, sau một đêm bệnh nhân sẽ bị mất vùng môi, sau đó vết thương sẽ tiếp tục lan rộng với mức độ diễn tiến rất nhanh nếu không được điều trị. Bác sĩ Nguyễn Chí Cường, phó Khoa Hàm Mặt, cho biết, những trường hợp khuyết hổng do di chứng noma hiện nay rất hiếm gặp, chủ yếu ở vùng sâu vùng xa.
Đến nay, các nhà khoa học trên thế giới vẫn chưa tìm được những phương thuốc hữu hiệu để điều tị bệnh. Vì thế, các bậc cha mẹ cần thường xuyên khám và chăm sóc răng miệng tại các phòng khám hoặc trung tâm răng - hàm - mặt. Khi đã có hiện tượng viêm nhiễm vùng răng lợi hay trên mặt nên đi khám bác sĩ để kịp thời điều trị. Trong giai đoạn đầu, dùng thuốc sát khuẩn và kháng sinh tại chỗ cùng sự nâng cao dinh dưỡng sẽ có thể ngăn chặn quá trình hoại thư của bệnh.
[/justify]