[justify]Giải phẫu sợi tóc[/justify]
[justify]Tóc có cấu trúc sừng, hình sợi dài, là dẫn xuất của biểu bì bao phủ da đầu với thành phần chủ yếu là chất sừng, nhiều biotin, kẽm, lưu huỳnh và nitơ. Màu và dạng của tóc chính là một dấu hiệu nhân chủng học quan trọng. Tóc có thể mang màu đen, vàng, nâu, hung, bạch kim, đỏ… và có thể thẳng, xoăn, dợn sóng.[/justify]
[justify]Bình thường lúc sinh ra, mỗi người có từ 100.000 – 200.000 nang tóc đã được xác định sẵn màu sắc, chiều dài cũng như độ dày của tóc. Mọc tóc là một chu trình gồm ba giai đoạn: tăng trưởng từ 2 – 6 năm (trung bình 2 – 4 năm ở nam, 4 – 6 năm ở nữ), tiến triển từ 2 – 3 tuần, và tồn tại 2 – 3 tháng. Trong cùng một thời điểm, có 90 – 95% các nang tóc tăng trưởng trong lúc dưới 1% tiến triển và 5 – 10% đang duy trì sự tồn tại. Vào cuối giai đoạn tồn tại, tóc bắt đầu rụng và chu trình kế tiếp bắt đầu, sẽ có một mầm tóc mới mọc lên thay thế sợi tóc cũ. Tất cả các trường hợp rụng tóc đều có tác động hay bị gián đoạn một trong các giai đoạn này.[/justify]
[justify]Tóc mọc 0,3 – 0,4mm/ngày, tối đa 1 – 1,2cm trong một tháng, tốc độ mọc chậm dần theo tuổi tác. Theo thời gian, tóc cũng có thể bị bệnh hoặc già đi và quá trình này sẽ tăng tốc với sự tham gia của nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài như hoá chất, ánh nắng, chế độ dinh dưỡng, tình trạng bệnh lý. Thông thường, mỗi ngày có 30 – 60 sợi tóc ở cuối giai đoạn thoái triển, rụng đi đồng thời một số nang tóc tương đương bắt đầu giai đoạn tăng trưởng. Tốc độ rụng tóc tương đồng với tốc độ mọc tóc, do đó, số lượng tóc gần như được duy trì nguyên vẹn. Khi số lượng tóc rụng mỗi ngày vượt quá 100 sợi thì ta có thể mắc bệnh rụng tóc do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.[/justify]
[justify][/justify]
[justify]
Có hai dạng rụng tóc: rụng tóc có sẹo; rụng tóc không sẹo, từng mảng hay lan toả.
[/justify]Nguyên nhân rụng tóc
Có nhiều nguyên nhân gây rụng tóc
Stress khiến hoạt động của hệ thần kinh và hệ miễn dịch bị rối loạn dẫn đến sự thay đổi hàng loạt các hoạt động trong cơ thể, một trong những tác động đáng lo ngại của stress là gây rụng tóc.
Rối loạn chức năng hệ miễn dịch: lupus đỏ, lichen phẳng, xơ cứng bì, vảy nến…
Do bệnh lý tuyến giáp, bệnh giang mai; do viêm nhiễm: nấm tóc, nấm da đầu, viêm nang lông, viêm da tiết bã.
Sau giải phẫu, chấn thương lớn, mất máu… hay sau bệnh nặng tóc cũng rụng nhiều (sốt rét, lỵ, thương hàn, viêm gan, sốt xuất huyết…); do thiếu máu, thiếu chất sắt, thiếu dưỡng chất cho tóc.
Do ngộ độc hay dùng nhiều loại thuốc có khả năng gây rụng tóc (retinoid trị mụn trứng cá, thuốc chẹn beta, thuốc kháng đông…), do hoá trị – xạ trị ung thư.
Khi sinh con, sự mất cân bằng hormon trong giai đoạn mang thai và nuôi con khiến vòng đời của tóc bị ảnh hưởng. Giai đoạn tăng trưởng bị rút ngắn, chuyển nhanh sang giai đoạn tồn tại khiến tóc rụng nhiều.
Những nguyên nhân khác: sử dụng quá nhiều mỹ phẩm dành cho tóc; thường xuyên uốn, duỗi, nhuộm, sấy, nhổ tóc… Rụng tóc còn do di truyền, còn gọi là rụng tóc liên quan androgen hay chứng hói đầu, thường xuất hiện từ 30 – 40 tuổi, nam nhiều hơn nữ.
Những nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Thuỵ Điển cho thấy khí hậu các mùa trong năm cũng ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng rụng tóc.
Thuốc bổ nào cho tóc?
Vì có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh nên việc điều trị rụng tóc không đơn giản. Bác sĩ chuyên khoa cần phải xác định rõ nguyên nhân gây rụng tóc để chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp. Đối với rụng tóc do một số nguyên nhân thông thường, có thể điều trị bằng cách bổ sung đầy đủ các vi chất dinh dưỡng và thay đổi thói quen có hại đến tóc. Một số nguyên nhân gây bệnh rụng tóc có thể được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
Khó điều trị, nhưng có thể bổ sung cho tóc những dưỡng chất sau: biotin: vitamin H, vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B5, B6, B12), nhóm E, D; sắt, kẽm, lưu huỳnh… Là protein bị sừng hoá nên tóc không thể trực tiếp hấp thu chất bổ (sâm, vitamin) để “khoẻ mạnh, óng mượt, khó rụng” như quảng cáo. Chỉ có cách ăn uống hoặc dùng thuốc bổ sung thì dưỡng chất mới có thể theo máu đến nuôi da đầu, nuôi nang tóc làm cho tóc phát triển.