[justify][justify]UBND TPHCM đã chấp thuận chủ trương dự án xây dựng, khai thác 2 tuyến vận chuyển khách công cộng bằng đường sông (buýt đường sông) theo đề xuất của công ty TNHH Thường Nhật.[/justify][/justify]
[justify][justify]Theo đề xuất của công ty Thường Nhật, công ty này đề nghị được tham gia xây dựng thí điểm 2 tuyến buýt đường sông đầu tiên. Nếu có hiệu quả sẽ tiến tới triển khai mở rộng. Công ty tin tưởng nếu dự án thành công sẽ góp phần giải quyết nạn ùn tắc trên đường bộ và tận dụng lợi thế nhiều sông - kênh - rạch của TP.[/justify][/justify]
[/justify]
[justify][/justify]
[justify][justify]Cụ thể, 2 tuyến buýt đường sông đầu tiên mà Công ty Thường Nhật muốn thí điểm xây dựng là tuyến dọc theo sông Sài Gòn nối hai điểm Linh Đông (Thủ Đức) và bến Bạch Đằng (quận 1); tuyến dọc theo kênh Bến Nghé - Tàu Hủ nối quận 8 với bến Bạch Đằng (quận 1). Lộ trình mỗi tuyến đều là 11km.[/justify][/justify]
[justify][justify]Tổng vốn đầu tư dự án là 58 tỷ đồng để xây dựng 4 bến tàu khách đa năng và 8 bến nhỏ làm trạm đón trả khách, mua 8 tàu khách (sức chở 80 khách/tàu) làm phương tiện vận tải… Trong đó, công ty đề nghị nghị TP hỗ trợ xây dựng 8 bến nhỏ đón khách dọc 2 tuyến (trị giá khoảng 12 tỷ đồng).[/justify][/justify]
[justify][justify]Công ty Thường Nhật dự tính hai tuyến buýt đường sông trên có khả năng chuyên chở khoảng 10.000 hành khách/ngày. Giá vé mà dự án đề xuất lên đến 15.000 đồng/lượt, cao hơn xe buýt từ 3 - 5 lần.[/justify][/justify]
[justify][justify]Nếu tính cả thời gian dừng bến đón khách thì chỉ cần 30 phút là tàu buýt có thể đưa hành khách từ 2 quận ngoại thành (Thủ Đức, quận 8) vào trung tâm (quận 1), chỉ bằng 2/3 thời gian của buýt đường bộ và không bị kéo dài thời gian do kẹt xe.[/justify][/justify]
[justify][justify]Theo đề án trên, nếu 2 tuyến thí điểm này có kết quả thực hiện khả quan thì công ty sẽ tiến hành giai đoạn 2, xây dựng những tuyến mới như Bạch Đằng - Kênh Tẻ - Phú Mỹ Hưng; Miếu Nổi - Bình Lợi - Fatima - Bình Triệu - Thanh Đa - Thảo Điền; các tuyến nối TP Hồ Chí Minh với các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An…[/justify][/justify]
[justify][justify]Hiện UBND TPHCM đã giao cho Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các sở - ngành và UBND các quận - huyện liên quan để xem xét thẩm định nội dung đề xuất dự án nói trên; thống nhất đề xuất trình UBND TP quyết định.[/justify][/justify]
[justify][/justify]
[justify]Bến Bạch Đằng, vị trí được Công ty Thường Nhật đề xuất làm bến trung tâm của những tuyến buýt đường sông đầu tiên ở TPHCM.[/justify] |
[justify][justify]Tổng vốn đầu tư dự án là 58 tỷ đồng để xây dựng 4 bến tàu khách đa năng và 8 bến nhỏ làm trạm đón trả khách, mua 8 tàu khách (sức chở 80 khách/tàu) làm phương tiện vận tải… Trong đó, công ty đề nghị nghị TP hỗ trợ xây dựng 8 bến nhỏ đón khách dọc 2 tuyến (trị giá khoảng 12 tỷ đồng).[/justify][/justify]
[justify][justify]Công ty Thường Nhật dự tính hai tuyến buýt đường sông trên có khả năng chuyên chở khoảng 10.000 hành khách/ngày. Giá vé mà dự án đề xuất lên đến 15.000 đồng/lượt, cao hơn xe buýt từ 3 - 5 lần.[/justify][/justify]
[justify][justify]Nếu tính cả thời gian dừng bến đón khách thì chỉ cần 30 phút là tàu buýt có thể đưa hành khách từ 2 quận ngoại thành (Thủ Đức, quận 8) vào trung tâm (quận 1), chỉ bằng 2/3 thời gian của buýt đường bộ và không bị kéo dài thời gian do kẹt xe.[/justify][/justify]
[justify][justify]Theo đề án trên, nếu 2 tuyến thí điểm này có kết quả thực hiện khả quan thì công ty sẽ tiến hành giai đoạn 2, xây dựng những tuyến mới như Bạch Đằng - Kênh Tẻ - Phú Mỹ Hưng; Miếu Nổi - Bình Lợi - Fatima - Bình Triệu - Thanh Đa - Thảo Điền; các tuyến nối TP Hồ Chí Minh với các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An…[/justify][/justify]
[justify][justify]Hiện UBND TPHCM đã giao cho Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các sở - ngành và UBND các quận - huyện liên quan để xem xét thẩm định nội dung đề xuất dự án nói trên; thống nhất đề xuất trình UBND TP quyết định.[/justify][/justify]