[justify][size=2]Gần đây, có bài báo viết rằng, bất kể ai đứng trước mó (vũng, giếng, hố) nước trên, đọc câu thần chú: “Tý Xằm, tý Sọi, tý Mọi, lặc ngần, lặc sèn, au lẹo nớ, mà chẳng lớ” (Dịch là: “Con Xằm, con Sọi, con Mọi ơi! Có kẻ đến lấy cắp hết vàng bạc rồi lớ, về giữ lấy lớ!”). Sau tiếng "lớ", từ dưới lòng một khe đá hình tròn có diện tích chỉ bằng cái mâm ăn cơm, nước bắt đầu đùn ra ào ạt.[/size]
[/justify]
[size=2][/size] [justify][size=2]
Đọc thần chú, nước dâng?
Nước sủi tăm, nước cuồn cuộn nhè nhẹ, giống như một nồi nước lúc bắt đầu nổi tăm. Toàn bộ mó nước có diện tích bằng hai gian nhà xanh thăm thẳm chợt tràn ra các khoang chứa đầy bùn đất, lúp xúp cỏ dại. Nước rút ở khu này thì nước lại dâng lên ở khu khác. Nước chạy vào hang sâu vô tận ở chân vách đá vôi. Nhiều người tò mò đã đến tận nơi để chứng kiến hiện tượng này.
Đến tận nơi xem "mó nước lạ", một cộng tác viên của chúng tôi kể lại: Khi gọi to, nước có dâng lên, nhưng nhè nhẹ, từ từ chứ không hề ào ạt. Mức nước dâng chỉ khoảng hai đốt tay rồi lại từ từ rút xuống, rồi lại dâng lên, cứ như thế khoảng 3- 4 lần là kết thúc. Có lúc không ai gọi nước cũng dâng lên.
[/size][/justify]
[size=2][/size]
Khách tham quan chứng kiến hiện tượng nước tự dâng lên, hạ xuống ở mó nước Rằng Phặt. Ảnh: Quảng Uyên. |
Một dạng "bẫy không khí"
Câu chuyện về nước dâng tại mó nước Rằng Phặt được người dân ở đây thêu dệt đủ chuyện… Là người từng tìm thấy hàng trăm nguồn nước ngầm bằng phương pháp địa bức xạ, TS Vũ Văn Bằng, Công ty cổ phần Nghiên cứu Môi trường Tia Đất bức xúc khi biết thông tin này. TS Bằng khẳng định: đây là một hiện tượng tự nhiên kỳ thú trong thế giới tự nhiên xung quanh con người, tuyệt nhiên không có gì lạ lùng, huyền bí, linh thiêng cả.
Hiện tượng những dòng suối lúc phun lúc ngừng, hoặc phun đúng giờ được các nhà địa chất giải thích là do suối nước ngầm chịu tác dụng giãn nở của khí nên bị phun trào ra khỏi mặt đất. Dưới lòng đất, nước ngầm không ngừng tiếp xúc với lớp nham thạch nóng chảy, nhiệt độ nước không ngừng gia tăng. Mặt suối (nơi suối ngầm lộ ra khỏi mặt đất) lại rất nhỏ và sâu làm cho sự đối lưu giữa lớp nóng ở phía sâu và lớp nước lạnh ở phía trên tương đối khó khăn.
Tất cả những nguyên nhân đó làm cho mực nước ở trên vẫn là nước lạnh, nhưng bong bóng khí và nhiệt lượng hình thành bên dưới không thoát ra được. Các bong bóng khí ấy ngày càng tích nhiều dần, áp lực ngày càng lớn. Khi áp lực đạt đến một ngưỡng nhất định, nước suối lại tiếp tục phun trào.
Tuy nhiên, theo ông Bằng, cần tiến hành khảo sát khoa học tại thực địa để tìm ra cơ chế riêng của hiện tượng nói trên. Trong khi đó, TSKH Vũ Cao Minh, Viện Địa chất, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho rằng: Có thể phỏng đoán về các cái "bẫy không khí" trong khu vực có mó nước Rằng Phặt. Tức là từ sự tích tụ không khí, khi có âm thanh, kết hợp với nhiều yếu tố khác, năng lượng từ khối không khí đó được giải phóng, đẩy nước ra.
Tương tự, ở một số khu vực khai thác dầu khí, do "bẫy không khí" khiến có lúc dầu ra nhiều, có lúc dầu ra ít. Song, TS Minh cũng cho biết, với mó nước tại Rằng Phặt, đích thân ông sẽ lên khảo sát, đo đạc để làm rõ hiện tượng này.[/size]