Ác mộng báo trước sự thật
Năm 1865, Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln kể cho bạn bè về một giấc mơ mà trong đó, ông nghe thấy những tiếng động của đám tang từ căn phòng phía Tây trong Nhà trắng. Trong đó có một cái xác quấn vải niệm với nhiều lính gác đứng xung quanh. Vì khuôn mặt cũng bị che kín nên khi được ông hỏi, một lính gác trả lời "Tổng thống". Lincoln bị ám ảnh vì giấc mơ và một tuần sau ông bị ám sát.
Năm 1912, một số người thoát chết trong thảm kịch Titanic nổi tiếng, khi họ kể nằm mơ thấy tàu sẽ chìm. Tình thế tương tự cũng xảy ra trong tai nạn ở Aberfan, xứ Wales, Vương quốc Anh (mưa gây trượt than đá làm chết 116 trẻ em và 28 người lớn tại Trường tiểu học Pantglas). Ít nhất 22 người Anh đã mơ thấy thảm kịch từ trước.
Ngày 28/5/1968, tâm linh gia Alan Vaughan gửi thư tới chuyên gia về giấc mơ Stanley Krippner, thông báo ông mơ thấy một người da đỏ bắn chết Robert Kennedy, ứng cử viên Tổng thống Mỹ. Rồi Vaughan mơ thấy cách bảo vệ nạn nhân; tuy nhiên trước khi nhận được lời cảnh báo, ngày 5/6 Kennedy bị ám sát.
Khuôn mặt bí hiểm trong giấc mơ
Tháng 1/2006, tại New York, khi một nữ bệnh nhân kể với bác sĩ tâm lý của mình rằng có một người đàn ông thường xuyên xuất hiện trong giấc mơ của cô. "Anh ta" đưa ra những lời khuyên về mọi điều trong cuộc sống cho cô. Tuy nhiên, cô gái than rằng chưa bao giờ gặp người đàn ông này một lần nào trong cuộc sống cả và tỏ ra khá sợ hãi. Sau đó cô ngồi vẽ lại chân dung người đàn ông bí hiểm này.
Chỉ vài ngày sau, khi một bệnh nhân khác đến khám bệnh, ông ta vô tình nhìn thấy bức chân dung đặt trên bàn, ông đã vô cùng ngạc nhiên bởi người đàn ông xuất hiện trong bức chân dung kia cũng đã nhiều lần “viếng thăm” vào giấc mơ của ông.
Sau sự việc bí ẩn trùng lặp này, vị bác sĩ đã quyết định gửi tấm chân dung cho một số đồng nghiệp của mình để điều tra vụ việc. Và thật bất ngờ, chỉ trong vòng một tháng, 4 bệnh nhân khác cho biết, họ cũng gặp người đàn ông này khi đang chìm trong giấc ngủ. Khi vừa giơ tấm chân dung ra, tất cả 4 người đều rất bất ngờ và nhận ra ngay khuôn mặt của người đàn ông bí hiểm.
Tính từ tháng 1/2006 cho đến nay đã có ít nhất khoảng 2.000 người thừa nhận, người đàn ông trong bức chân dung kia liên tục xuất hiện trong các giấc mơ của họ. Một điều kỳ lạ, tất cả trong số những người này đều đến từ nhiều thành phố khác nhau ở khắp mọi nơi trên thế giới như: Los Angeles, Berlin, Sao Paulo, Tehran, Bắc Kinh, Rome, Barcelona, Stockholm, Paris, New Dehli, Moskow… Không ai trong số họ có bất kỳ một mối quan hệ nào. Họ đều nhận ra ngay lập tức khuôn mặt của người đàn ông khi vừa xem bức chân dung. Đã có rất nhiều cuộc điều tra, tìm kiếm những người có khuôn mặt tương tự như người đàn ông bí hiểm này, nhưng đến nay vẫn chưa một ai có khuôn mặt như vậy.
Các nhà khoa học cũng… lơ mơ
Nhiều giả thuyết đã được nêu về ý nghĩa và mục đích sinh học của giấc mơ, tuy nhiên vẫn còn khá mơ hồ như chính bản chất của đối tượng cần giải quyết.
Cha đẻ của phân tâm học Freud cho rằng, giấc mơ là "con đường vương giả" dẫn đến vô thức, thành tố quyết định bản chất con người. Theo đó, bay trong mơ thể hiện sự khát dục; đào, táo, nho biểu tượng đôi nhũ hoa; súng, lửa, đạn, gậy, rắn biểu tượng bộ phận sinh dục nam, còn bếp lò, chai, lọ ứng với cơ quan sinh dục nữ. Thực tiễn không ủng hộ các suy đoán quá chủ quan này. Thống kê trên sinh viên năm 1958 cho thấy, thường gặp nhất trong mơ là bị rơi (84%) và bị săn đuổi (80%). Lẽ nào bị rơi và bị săn đuổi lại là ước vọng vô thức của con người? Mơ thấy đi mãi mà không tới phòng thi không phải là ước vọng vô thức, mà chính là dấu hiệu của sự chưa thuộc bài!
Crick (nhà vật lý đoạt giải Nobel vì cấu trúc ADN) và Mitchison lại nghiêng về giả thuyết mơ giúp loại bỏ thông tin vô ích, làm "vệ sinh" bộ não và dành ô nhớ cho thông tin có ích.
Theo Hopson và McCarley, bộ não sinh điện năng trong giấc ngủ REM để kích thích ngẫu nhiên các bộ nhớ khác nhau trong não. Và não sắp xếp các ký ức ngẫu nhiên đó thành mạch truyện có logic và bổ sung chi tiết cần để tạo nên bức tranh toàn cảnh hợp lý. Như vậy, giấc mơ là một trò chơi tự tổ chức của bộ não hơn là một hiện tượng tâm lý có mục đích tự thân.
Tiên tri hay chỉ là sự ám ảnh?
Dù nhớ hay không thì hàng đêm ta vẫn mơ hàng chục giấc mơ. Và người sống đến 70 tuổi sẽ có 150.000 giấc mơ trong cả cuộc đời. Với hàng trăm tỷ người từng sống trên trái đất, tổng các giấc mơ của loài người đạt tới con số 15 triệu tỷ! Trong đó các giấc mơ tiên tri chỉ chiếm một tỷ lệ vô cùng nhỏ, cho thấy chúng chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên.
Trên khía cạnh khoa học, nguyên lý bất định Heisenberg và tính ngẫu nhiên của các sự biến vũ trụ không cho phép tiên tri có thể xảy ra trong vũ trụ của chúng ta. Muốn có tiên tri, cần một vũ trụ khác, với thời gian trôi ngược từ tương lai về hiện tại.
Trong trường hợp Lincohn, ông có nhiều kẻ không ưa và luôn trong tình trạng đe dọa ám sát. Vì thế giấc mơ của ông phản ánh tâm trạng đầy âu lo về tình thế bất ổn vây quanh ông. Trong thảm họa Titanic, phần lớn linh cảm được thông báo sau sự kiện nên không đáng tin cậy. Trong tai nạn Aberfan, cư dân trong vùng nhiều lần cảnh báo mối nguy hiểm chết người nhưng nhà chức trách không quan tâm đúng mức. Trong trường hợp thượng nghị sĩ Robert Kennedy, nên nhớ rằng anh của ông, Tổng thống John Kennedy bị ám sát chỉ vài năm trước và mối nguy hiểm không lúc nào rời Robert khi ông ra tranh cử. Vì thế nếu có người mơ thấy ông bị bắn thì cũng không có gì lạ.
Một số ý kiến khác lại viết rằng, đằng sau hình ảnh người đàn ông bí hiểm là một âm mưu hoặc một kế hoạch nào đó của một tập đoàn lớn, có thể họ muốn thử nghiệm một thí nghiệm mới mà họ đã nghiên cứu ra. Khuôn mặt người đàn ông bí hiểm cho đến nay vẫn còn là một dấu hỏi lớn chưa có lời giải đáp.
Người ta vẫn chỉ có thể "bẻ gãy" những lý luận thiếu cơ sở, nhưng vẫn chưa có một câu trả lời thỏa đáng cho mọi giấc mơ.
THeo Kevin 3bathing3
__________________
[size=3] 3burning3[/size]