Giống như truyện giật gân và nhạc rock'n'roll, truyện tranh đang nằm trong làn sóng dâng cao của văn hoá đại chúng Mỹ.
Truyện tranh là một hình thức biểu đạt nghệ thuật quan trọng ở Mỹ, nhưng chúng chưa từng được coi trọng đúng mức. Giống như truyện giật gân và nhạc rock'n'roll, truyện tranh đang nằm trong làn sóng dâng cao của văn hoá đại chúng Mỹ, và chắc chắn sẽ có một vị thế quan trọng tương xứng với những đóng góp của chúng .
Charles Schulz, "cha đẻ" của Peanuts
Để kêu gọi công chúng hãy thay đổi cách nhìn về truyện tranh, chuyên gia nghệ thuật John Carlin và đồng sự Brian Walker đã chọn giới thiệu khoảng 900 tác phẩm của 15 nghệ sĩ trong triển lãm mang tên "Những bậc thầy truyện tranh Mỹ" tổ chức tại hai bảo tàng ở Los Angeles từ tháng 11 năm 2005 cho đến giữa tháng 3 năm sau . Trong số 15 hoạ sĩ được chọn có những người đã tạo ra nhân vật, phong cách, và lối kể chuyện của mình vào thời cực thịnh của những cột tranh vui trên các báo, tạp chí .
Tranh minh họa Winsor McCay của Cliff Sterrett
Trong đó phải kể đến hoạ sĩ Charles Schulz, cha đẻ của chú chó Peanuts; E.C. Segar, tác giả của "Thuỷ thủ Popeye"; Chester Gould với thám tử Dick Tracy và Milton Caniff cùng cậu bé Terry Lee trong series truyện tranh "Terry và những tên cướp biển". Tiêu biểu là Art Spiegelman với nhiều tác phẩm truyện tranh đặc sắc, nhất là "Maus" (mang lại cho ông giải Pulitzer năm 1992) vì đã khiến nhiều người đánh giá cao loại hình nghệ thuật này .
Người đặt nền móng cho nghệ thuật truyện tranh Mỹ chính Winsor McCay, một hoạ sĩ hoạt hoạ người Mỹ gốc Canada .
Tư tưởng lãng mạn, thích vẽ những bức tranh đẹp đẽ, muốn mỗi tác phẩm hoạt hoạ phải là một nghệ thuật, mỗi cột tranh vui phải hấp dẫn cả mắt và tâm hồn… được thể hiện rất rõ trong các tác phẩm của ông, trong đó phải kể đến kiệt tác truyện tranh màu đầu tiên "Nemo bé nhỏ ở Slumberland".
Truyện mở ra một thế giới ước mơ đẹp chói lọi như ảo ảnh, đậm chất hóm. "Ông ấy đã khai sinh ra việc sáng tạo nghệ thuật trong truyện tranh" - Carlin nói - "ông ấy đã cho thấy làm thế nào truyện tranh có thể vươn tới những gì lớn lao, phi thường ở ngay gần quần chúng".
Một tác phẩm của Winsor McCay
Với giới phê bình nghệ thuật, truyện tranh có nhiều điểm bất lợi: quá phổ thông, nhanh bị lãng quên, mà tệ nhất là chúng lại… hài hước . Nghệ thuật truyện tranh chỉ được bước vào các bảo tàng sau tác phẩm của những hoạ sĩ như Roy Lichtenstein.
"Một bức tranh của Lichtenstein lấy ý tưởng từ một ô truyện tranh được coi là nghệ thuật, nhưng nguyên tác lại không được coi là nghệ thuật", Spiegelman nói . Nhưng dần dần thái độ đó đã thay đổi khi công chúng đánh giá truyện tranh cao hơn do sự độc đáo của nó, bởi theo hoạ sĩ trẻ Chris Ware (tác giả cuốn truyện tranh nổi tiếng "Jimmy Corrigan: Chú bé thông minh nhất trái đất") thì: "Truyện tranh đòi hỏi độc giả phải đọc tranh, chứ không phải xem tranh" .
Spiegelman bày tỏ: "Những gì truyện tranh đang trải qua cũng giống như phong trào đòi quyền con người". Bởi vậy theo ông, việc trưng bày chúng trong bảo tàng có thể gia tăng sự chú ý của công chúng đối với loại hình nghệ thuật này .