[size=3]Đó là những cột mốc quan trọng trong thế giới 2 bánh cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21.[/size]
[size=3]Suzuki Hayabusa - "tội đồ" khơi mào cho cuộc chiến mã lực và tốc độ giữa các nhà sản xuất xe máy, ra mắt thị trường năm 1999. Nhưng rất nhanh sau đó, các hãng xe Nhật Bản đã phải nhóm họp và đồng ý với một thỏa thuận ngầm giới hạn tốc độ các xe thể thao ở mức 299km/h. Điều này làm tan nát nhiều trái tim dân mộ điệu “ông hoàng tốc độ”, nhưng các nhà sản xuất hiểu rằng tốc độ và sức mạnh của Hayabusa đã vượt quá giới hạn sức chịu đựng của con người![/size]
[size=3][/size]
[size=3]So với phiên bản năm 2008, Hayabusa 2011 có thay đổi đáng kể ở phần động cơ - dung tích xi lanh từ 1298 cc tăng lên 1340 cc; tỉ số nén tăng lên đáng kể từ mức 12.5:1. Nhằm tăng tính hiệu quả khi động cơ vận hành ở tốc độ cao, toàn bộ hệ thống van xả và nạp của Hayabusa đều sử dụng vật liệu Titanium siêu cứng và siêu bền; piston được chế tạo từ hợp kim nhôm siêu nhẹ. Ngoài ra, Hayabusa 2011 sử dụng hệ thống phun xăng điện tử tiên tiến với 2 kim phun trên mỗi xi lanh. Những sự điều chỉnh này mang lại cho Hayabusa thêm 12% công suất động cơ.[/size]
[size=3][/size]
[size=3]Để khống chế sức mạnh khủng khiếp của "quái thú" Hayabusa, các kỹ sư của Suzuki đã áp dụng công nghệ kiểm soát sức mạnh của động cơ thông qua hệ thống điều chỉnh chế độ vận hành được quản lý công suất máy do IC điều khiển. Cho phép xe vận hành ở các cung đường khác nhau như: Chạy thể thao (Mode A); chạy bình thường (Mode B); chạy trên đường trơn ướt hay những nơi khó kiểm soát tốc độ (Mode C).
[/size][size=3][/size]
[size=3][/size]
[size=3]Hayabusa 2011 có thể tăng tốc trong khoảng 400 mét đầu tiên chỉ trong vòng 9 giây và đạt vận tốc cực đại ở mức 324,27km/h! cùng với quãng đường đó, chiếc Kawasaki ZX-14 dung tích 1400cc chỉ đạt 323,82km/h![/size]
[size=3][/size]
[size=3]Công suất cực đại của Hayabusa đạt 195,7 sức ngựa khi vòng tua máy ở ngưỡng 9800 vòng/phút - công suất lớn hơn bất kể chiếc xe ô tô có dung tích trên 2000 cc nào tại Việt Nam![/size]
[size=3][/size]
[size=3]Trở lại những năm 1990, kỹ sư thiết kế Koji Yoshiura - người đầu tiên sáng tạo ra chiếc Hayabusa. Sau nhiều chuyến thăm nước Mỹ, ông chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi kiểu thiết kế của dòng xe mang phong cách cơ bắp. Đó cũng chính là những ý tưởng đầu tiên để ông bắt tay vào thực hiện dự án tạo ra chiếc xe máy thương mại có tốc độ nhanh nhất thế giới. Bí kíp của sự thành công mà "thần gió" Hayabusa có được nằm ở sự tăng cường tỷ lệ giữa công suất và trọng lượng xe.[/size]
[size=3][/size]
[size=3]So với những phiên bản trước đó, Hayabusa gần như không có sự thay đổi đáng kể ở phần đầu xe. Với những tính toán hợp lý được đúc kết trong quá trình nghiên cứu và sản xuất các mẫu xe thể thao phân khối lớn, phần đầu xe Hayabusa giải quyết tối ưu mọi vấn đề về khí động học có thể xảy ra khi một chiếc xe máy vận hành ở tốc độ trên 150km/h. Trong thời gian gần đây, kiểu thiết kế này cũng được các đối thủ của Hayabusa "tuân theo" như một chuẩn mực về khí động học. Ngoài ra, vị trí ngồi và trọng tâm xe cũng mang lại nhiều hiệu quả tối ưu cho người vận hành khi phải điều khiển "quái thú".[/size]
[size=3]
[/size][size=3][/size]
[size=3]Tạm gác lại những con số muốn "chóng mặt, hoa mắt", chúng tôi thử một lần trong đời trở thành " chàng hiệp sĩ dũng cảm" khi quyết định sẽ vận hành thử chiếc Hayabusa 2011 duy nhất tại Việt Nam này.[/size]
[size=3][/size]
[size=3]Ngay khi lại gần, cảm nhận đầu tiên đó chính là sự choáng ngợp bởi kích thước "đồ sộ" của Hayabusa. Với phần đầu xe to và "gù" ra phía trước, Hayabusa thể hiện "bản chất" tốc độ của mình một cách rõ ràng. Với chiều cao chỉ ở mức 805mm, yên xe Hayabusa khá lý tưởng cho những người có chiều cao trên 170cm. Vị trí ngồi tạo cho người điều khiển tư thế chống chân thoải mái.
[/size][size=3][/size]
[size=3]Sau khi ổn định chỗ ngồi và bắt đầu bấm nút khởi động, tiếng nổ của Hayabusa sau khi được "độ" thêm cặp ống xả loại "hàng hiệu" Scopions phát ra tiếng nổ như "sấm rền" khi xe ở chế độ nổ không tải.[/size]
[size=3][/size]
[size=3]Ngay khi vào số 1, anh chủ xe vội chạy ra khuyên chúng tôi nên vận hành ở chế độ C nếu không muốn tăng ga xong là "ngắm mây, thưởng nhật". Từ từ buông tay côn, chiếc xe lăn bánh một cách nhẹ nhàng và mượt mà. Tuy nhiên, với chế độ C cũng "chỉ giúp" mang lại cảm giác đang vận hành chiếc CBR1000!
[/size][size=3][/size]
[size=3]
[/size]
[size=3]"Rón rén" miết tay ga, đầu xe chồm trực nhấc bổng sau mỗi lần lên số. Chỉ trong thoáng chốc kim đồng hồ đã chỉ tới vạch 80km/h. Chiếc xe không hề tỏ ra bị "đuối" cho dù đang chạy ở chế độ giới hạn công suất thấp nhất. Ở chế độ này, Hayabusa thể hiện khả năng vận hành ở tốc độ chậm một cách hoàn hảo. Hệ thống khung xe được sản xuất từ hợp kim giúp mang lại cảm giác đầm chắc ở mọi tốc độ. Tay lái được thiết kế cao hơn so với các phiên bản xe Sport tạo ra tư thế ngồi thoải mái. Đồng thời cũng giúp người vận hành dễ dàng hơn khi vào cua hoặc vận hành trên những con phố nhỏ.[/size]
[size=3][/size]
[size=3]Sau một hồi "cân nhắc", chúng tôi quyết định thử nghiệm chế độ B. Ngay sau khi chuyển chế độ, cảm nhận về độ nhậy của bướm ga bắt đầu có sự khác biệt rõ rệt. Tay ga nhậy hơn, tiếng động cơ như tiếng trống đánh bằng thứ dùi được bọc nhung ở đầu. Thử miết mạnh tay ga, chiếc xe bỗng loạng choạng bởi lốp sau bị quẫy mạnh và quay tít. Sau tiếng "két..két" của 2 cú trượt bánh và quẫy đuôi, chiếc xe lao vút lên phía trước. Kèm theo đó là cảm giác đầu xe chồm lên như muốn dựng ngược và hất văng "gã" điều khiển xe "cẩu thả" bay xuống đường. Cảm nhận rõ rệt nhất ở chế độ B, việc đảo mắt theo dõi tốc độ trên hệ thống hiển thị trung tâm là quá… cực kỳ liều lĩnh. Bởi lúc này, chiếc xe luôn phải vận hành ở chế độ dư công suất lớn. Chỉ cần một sai sót trong việc lên ga, thì cái giá phải trả sẽ là một cú vọt đề pa đầy "kinh hoàng" trong chớp mắt và tư thế "nhấc đầu xe" bất đắc dĩ đầy mạo hiểm.[/size]
[size=3]
[size=3]Thử nghiệm khả năng cản gió cho người điều khiển khi vận hành ở tốc độ cao. Sau khi chọn cung đường vắng, chúng tôi quyết định đẩy tốc độ lên quá ngưỡng 100km/h. Cảm giác tay lái vẫn khá thoải mái. Không hề có hiện tượng phần ngực bị gió lùa mạnh và bị đẩy ra phía sau. Khẽ cúi cười núp sau tấm kính chắn, không gian bỗng "yên tĩnh" đáng kể. Hầu như không cảm nhận thấy luồng gió mạnh nào xâm nhập phía sau tấm kính chắn gió. Ngay cả khi tốc độ được đẩy lên 150km/h![/size]
[size=3][/size]
[size=3]Với một chiếc xe chạy nhanh nhất thế giới, điều làm chúng tôi tò mò hơn cả là độ an toàn của hệ thống phanh. Tiến hành phanh đột ngột ở vận tốc 80km/h, xe giảm tốc nhanh chóng và dừng lại sau hơn chục mét đường mà không hề xảy ra hiện tượng rê hay trượt bánh. Hệ thống phanh được kết hợp với trọng lượng xe và lốp có tiết diện lớn hoạt động rất hiệu quả và an toàn.[/size]
[size=3]
[/size][size=3][/size]
[size=3]Dừng xe với đôi chân run rẩy, đôi tay mất đi nhiều phần cảm giác, cũng như cảm nhận rõ sự "mát lạnh" ở sau gáy, chúng tôi quyết định không tiếp tục thử nghiệm chế độ cao nhất của Hayabusa. Bởi thật khó để tìm được những cung đường Hà Nội thỏa mãn đủ cho cơn "khát" tốc độ của con "quái thú" này. Hơn nữa, cần phải có thể lực và sự dũng cảm nhiều hơn nữa để chế ngự được chiếc xe này![/size]
[size=3][/size]
[size=3]Không nhất thiết phải mua xe để chạy 300km/h - điều đồng nghĩa với tự sát nếu không có kỹ thuật chạy xe siêu đẳng và một lòng dũng cảm, nhưng bạn có thể sở hữu “ông hoàng tốc độ” vì biết Suzuki Hayabusa sinh ra để làm việc đó![/size]
[size=3][/size]
[size=3]Bảng thông số kỹ thuật[/size] | |
[size=3]Hạng mục[/size] | [size=3]Tên xe[/size] |
[size=3] [/size] | |
[size=3]Dung tích xi lanh(Cm3)[/size] | [size=3]1340[/size] |
[size=3]Chiều cao yên xe (mm)[/size] | [size=3]805[/size] |
[size=3]Trọng lượng (kg),[/size] | [size=3]220[/size] |
[size=3]Động cơ[/size] | [size=3]4 thì,4 xi lanh thẳng hàng, làm mát bằng két nước [/size] |
[size=3]Hộp số[/size] | [size=3]6 số, côn tay[/size] |
[size=3]Giá tham khảo[/size] | [size=3]Tại Mỹ 12.000. Tại Việt Nam khoảng 30.000USD[/size] |
[/size]
[size=3] Chi tiết con xe độ tại homy Stylebox [/size] |