Cafe tám 2016-12-28 15:41:46

Tại sao con Voi "khổng lồ" lại sợ chú kiến "tý hon"?


Chắc hẳn trong chúng ta, không ít người đã từng nghe qua câu chuyện ngụ ngôn “Kiến giết Voi”. Câu chuyện đơn giản, dễ hiểu kể về chú kiến tuy nhỏ bé nhưng nhờ sức mạnh đoàn kết, trí thông minh mà có thể làm con Voi “to lớn” khiếp sợ. Và ý nghĩa này khi được áp dụng trong kinh doanh nó càng chứng tỏ một điều rằng: Một doanh nghiệp dù là bé nhỏ nhưng luôn đặt chất lượng sản phẩm và lợi ích của người tiêu dùng lên trên hết thì dù có bất kỳ “sự cạnh tranh thiếu lành mạnh” nào cũng không bao giờ làm doanh nghiệp đó chùn bước, hay có thể làm mất đi lòng tin từ của người tiêu dùng.

Và câu chuyện ngụ ngôn này mới đây như được “sống dậy” khi trong giới kinh doanh lan truyền tai nhau một câu chuyện khá “hot” về việc Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam (Unilever Việt Nam) đã “tố” một doanh nghiệp Việt kinh doanh trong lĩnh vực mỹ phẩm, dược phẩm là Công ty cổ phần Sao Thái Dương. Vậy động cơ thực sự của hành động này là gì?


Công văn khiếu nại của Unilever Việt Nam


Vào ngày ngày 4/11/2015, Unilever Việt Nam đã gửi đến Bộ Công thương công văn Số 2125 “tố” Công ty CP Sao Thái Dương về thành phần Dầu gội Dược liệu Thái Dương 7 (dầu gội này rất phổ biến và từ lâu được rất nhiều người Việt lựa chọn) có chứa chất “Ketoconazole” là một dược chất không được phép dùng trong mỹ phẩm, gây nên các tác dụng không mong muốn cho người sử dụng. Bên cạnh đó, Unilever còn cho rằng, tên gọi “Dầu gội dược liệu Thái Dương 7, dầu gội dược liệu Thái Dương 3” có chứa từ “Dược Liệu” gây nhầm lẫn. Họ cho rằng cụm từ “dược liệu” trong tên gọi của sản phẩm Sao Thái Dương đang sử dụng với mục đích nhấn mạnh sản phẩm có tính năng như thuốc, được dùng để phòng và chữa bệnh chứ không phải mỹ phẩm.

Khi biết được tin này, rất nhiều người tiêu dùng cũng như giới kinh doanh trong nước tỏ ra khá bất ngờ! Bởi từ lâu Sao Thái Dương đã được coi là một thương hiệu uy tín, mang lại lòng tin cũng như sự hài lòng từ người tiêu dùng khi dùng sản phẩm. Và cũng chưa hề có sự khiếu nại nào từ người tiêu dùng nói sản phẩm của Sao Thái Dương là không tốt. Thế nhưng nay lại có một “ông lớn” nước ngoài, cùng mảng “tố” sản phẩm và tên gọi của Sao Thái Dương. Điều này khiến giới kinh doanh và người tiêu dùng phải đặt ra câu hỏi: “Liệu Unilever Việt Nam có đang hành động vì người tiêu dùng hay còn một mục đích trục lợi nào khác?


Bộ sản phẩm Dầu gội dược liệu Thái Dương 7, dầu gội dược liệu Thái Dương 3 của Sao Thái Dương đang bị Unilever Việt Nam “tố”


Và kết quả đã chứng minh, qua kết luận từ Sở Y tế tỉnh Hà Nam: Chất Ketoconazole trong sản phẩm Dầu gội Dược liệu Thái Dương 7 có tỷ lệ nồng độ, hàm lượng 0.5% , hàm lượng an toàn ở ngưỡng cho phép của Bộ Y Tế vì thế không hề gây mất an toàn cho người tiêu dùng như Unilever Việt Nam đã phản ánh…

Đồng thời cũng thêm một khẳng định chắc chắn từ chuyên gia hàng đầu về Da liễu tại Việt Nam là PGS. TS bác sĩ Phạm Văn Hiển cho rằng: “Chất Ketoconazole của Dầu gội Dược liệu Thái Dương 7 là chất để chữa các bệnh liên quan đến nấm, trong đó có nấm da, nấm móng, nấm tóc thậm chí cả nấm nội tạng, nấm lưỡi. Chất Ketoconazole này được tồn tại dưới dạng: thuốc viên, thuốc bôi và nước. Việc đưa chất này vào dầu gội là nhằm kiềm chế các chủng nấm nêu trên phát triển trên da người nên tuyệt đối an toàn và hoàn toàn không gây hại cho người sử dụng.”


PGS.TS bác sĩ Phạm Văn Hiển nguyên Viện trưởng Viện Da liễu Quốc Gia, nguyên chủ nhiệm bộ môn Da liễu Đại Học Y Hà Nội, nguyên Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam


Còn việc “Dầu gội dược liệu Thái Dương 7, dầu gội dược liệu Thái Dương 3” có chứa từ “dược liệu” mà Unilever Việt Nam cho rằng gây nhầm lẫn giữa thuốc và mỹ phẩm…cũng hoàn toàn mang kiểu nhận định "cảm tính". Bởi “Sản phẩm Dầu gội Dược liệu Thái Dương 3 được đăng ký dưới dạng mỹ phẩm, từ “dược liệu” ở đây là thể hiện nguồn gốc và thành phần của sản phẩm như: hương nhu, mần trầu, ngũ sắc, sả, lá bưởi, lá chanh, lá dâu, bồ kết”.


PGS.TS Phạm Văn Hiển khẳng định: " Dầu gội Dược liệu Thái Dương 7 an toàn và có tác dụng như đã ghi rõ trên bao bì sản phẩm".


Nếu xét trên bình diện lý thuyết thì việc Unilever Việt Nam “tố” với cơ quan chức năng về Sao Thái Dương cũng phần nào phản ánh hành động vì người tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu đơn giản là xuất phát từ người tiêu dùng thì vì cớ gì họ lại phải làm “rùm beng” lên vậy. Hơn nữa trong quá khứ những sản phẩm của họ cũng không hề làm người tiêu dùng thực sự hài lòng như: những quảng cáo sản phẩm từ Vim (nước rửa bồn cầu) hay quảng cáo về hạt nêm Knorr đều từng gây không ít tranh cãi và khiến người tiêu dùng hoài nghi và chất lượng sản phẩm…

Như vậy, trước các động thái của Unilever Việt Nam đối với Sao Thái Dương và trả lời của cơ quan chức năng, dư luận ngành dược, mỹ phẩm trong nước và người tiêu dùng đặt câu hỏi phải chăng đây là chiêu cạnh tranh và “dìm hàng” các đơn vị sản xuất mang thương hiệu Việt các thông tin thiếu xác thực? Câu trả lời về vấn đề này dư luận dành cho đơn vị đưa thông điệp khiếu nại còn người tiêu dùng đã, vẫn và sẽ tin dùng hàng Việt được sản xuất đúng chuẩn bởi các đơn vị trong nước.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)