[justify]Ngày 15/4/1912, vào lúc 2h20 phút, vụ tai nạn hàng hải kinh hoàng nhất thế giới đã xảy ra: tàu Titanic đắm trên biển do va phải một tảng băng chìm, khiến hơn 1.500 người tử nạn. Sự việc trên đã trở thành một nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều môn nghệ thuật: từ điện ảnh, âm nhạc cho tới nhiếp ảnh, hội họa…[/justify]
[justify]Nhân dịp kỉ niệm 100 năm thảm họa Titanic, chúng mình cùng nhìn lại từ A-Z những điều thú vị về con tàu nổi tiếng này qua chùm ảnh nghệ thuật đặc sắc vẽ bằng đồ họa 3D của nhà nghiên cứu sử học kiêm họa sĩ Ken Marschall dưới đây. Điểm đặc biệt là trong các bức ảnh này là tác giả đã sử dụng công nghệ tái tạo lát cắt giúp người xem có thể hình dung ra khung cảnh bên trong của con tàu nổi tiếng này.[/justify]
[justify]
[justify]
[/justify]
[justify]Tàu Titanic (tên đầy đủ là Royal Mail Ship Titanic) được đóng tại Belfast, phía Bắc Ireland từ năm 1909 tới 1911. Đây được coi là con tàu hiện đại, tiên tiến nhất thời đó với chiều dài 269,1m, chiều rộng 28,2m, trọng tải lên tới 46.328 tấn. Tàu gồm vỏ 2 lớp, động cơ chân vịt cực khỏe, lượng rẽ nước là 10,5m. Tàu Titanic được hạ thủy ngày 31/3/1911 và chuẩn bị cho chuyến đi đầu tiên tại cảng Southampton (Anh) tới New York (Mỹ).[/justify]
[/justify]
[justify]
[justify]
[/justify]
[justify]Titanic còn được gọi với cái tên “Ship of Dreams” (Con tàu của những giấc mơ). Nó được coi là một đỉnh cao của kiến trúc hàng hải, là sự tiến bộ công nghệ, từng được tạp chí The Shipbuilder ca ngợi là con tàu có sự xa hoa tột bậc và "không thể chìm". Lấy cảm hứng từ chuyến ra khơi mang theo nhiều kì vọng của du khách về con tàu, bức ảnh này mang tên “Ship of Dreams” được Ken Marschall in lên bìa tập sách “Inside the Titanic” (Bên trong tàu Titanic). Bức ảnh đã thể hiện lát cắt tinh tế và kĩ thuật cao khiến người xem thấy được sự xa hoa tột bậc của Titanic xuyên qua lớp vỏ hai lớp của tàu.[/justify]
[/justify]
[justify]
[justify]
[/justify]
[justify]Đầu tàu Titanic có kích thước khổng lồ, chỉ riêng phần mũi tàu đã nặng tới 31 tấn, tương đương trọng lượng của 20 chiếc xe hơi, trang bị 2 mỏ neo để dừng tàu khi cần thiết. Trong thực tế, với một con tàu khổng lồ thế này, hai mỏ neo ở đầu tàu chỉ là một phần của hệ thống phanh đặc biệt mà thôi. Người xem cũng có thể nhận ra hình ảnh của những thủy thủ đoàn bé nhỏ, sinh động được tác giả thêm vào.[/justify]
[/justify]
[justify]
[justify]
[/justify]
[justify]Với một vết cắt ở mạn phải con tàu, ta có thể thấy rõ được cấu trúc bên trong Titanic. Nó gồm ba khoang chính: khoang trên cùng dành cho những thượng khách, giới quý tộc thượng lưu; khoang thứ hai nằm giữa, thuộc về tầng lớp trung lưu, doanh nhân buôn bán; khoang cuối cùng nằm thấp nhất dành để chứa đồ, máy móc và là chỗ của những kẻ trốn vé, đi tàu chui.[/justify]
[/justify]
[justify]
Ngày 10/4/1912, Titanic chuẩn bị có chuyến đi đầu tiên, không ai ngờ chuyến tàu định mệnh ấy lại là chuyến đi cuối cùng. Bức ảnh này đã ghi lại khung cảnh ở cảng Southampton với hơn 44 cầu cảng nhỏ. Tác giả đã sử dụng góc nhìn từ phía đằng sau con tàu để tái hiện lại. Nếu tinh ý, bạn có thể nhìn thấy những phòng hạng nhất ở sảnh B và C của con tàu qua lát cắt phía tay trái.
[/justify]
[justify]
[justify]
[/justify]
[justify]Bức ảnh cận cảnh khoang trên cùng của Titanic được thiết kế tuyệt đẹp, tựa như một khách sạn 5 sao mini. Các căn phòng hạng nhất thông thường được ốp bằng những thanh gỗ chạm khắc tỉ mỉ, đồ đạc đắt tiền và các trang trí sang trọng khác. Đặc biệt, trên tàu còn có hệ thống đường nước sinh hoạt riêng, mà minh chứng là chiếc bồn toilet trắng trong ảnh.[/justify]
[/justify]
[justify]
Đây là hình ảnh những căn phòng phía mạn phải của sảnh B, trên khoang VIP. Bạn có nhìn thấy những người nhỏ trong tranh: đó là gia đình Carter gồm ông bố William, bà mẹ Lucie và hai đứa con của họ. Cả gia đình giàu có ở Philadelphia này đều sống sót sau thảm họa nhưng hai người hầu phòng thì không được may mắn như thế. |
[/justify]
[justify]
[justify]
[/justify]
[justify]Phía dưới khoang hạng nhất là những khoang hạng hai, ba và khu vực chứa đồ vận chuyển. Ken Marschall đã "cắt" một lát bên thân thuyền để ta có thể thấy toàn bộ nội thất bên trong các khoang này, những phòng ngủ khá tiện nghi và khá thoải mái. Dù là khoang dưới cùng dùng để chứa đồ nhưng nó cũng là nơi mà nhiều kẻ đi tàu chui mơ ước có thể vào được. Phía trước là buồng lái tàu, chiếc xe Renault đời cổ trong tranh của hành khách Wililam Carter thuộc khoang hạng nhất.[/justify]
[/justify]
[justify]
[justify]
[/justify]
[justify]Bức tranh này có tên “From top to boilers”. Họa sĩ đã tái hiện lại nội thất bên trong theo chiều dọc thân tàu. Tầng cuối cùng của con tàu chìm trong nước là hệ thống máy móc vận hành khổng lồ. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy hình ảnh của một tuốc - bin nước, lò hơi chạy bằng than khổng lồ cũng như quang cảnh nhộn nhịp trên boong tàu và ở từng khoang.[/justify]
[/justify]
[justify]
[justify]
[/justify]
[justify]Sảnh D của con tàu, nơi có phòng ăn trưa sang trọng, phía dưới là phòng ăn tối của con tàu. Điểm đặc biệt khi thiết kế là bên cạnh mỗi phòng ăn đều có khu bếp riêng để phục vụ thực khách - một sự cải tiến lớn so với các con tàu cùng thời khi ấy - chỉ có một bếp phục vụ chung.[/justify]
[/justify]
[justify]
[justify]
[/justify]
[justify]Khoang bếp dưới tàu không khác gì ở một nhà hàng đẳng cấp cao. Các đầu bếp và nhân viên ở đây phải hoạt động không ngừng nghỉ. Theo ước tính, mỗi ngày họ phải phục vụ khoảng 4.000 bữa ăn cho tất cả các thực khách từ khoang hạng nhất cho tới khoang hạng ba.[/justify]
[/justify]
[justify]
Quang cảnh khoang hạng nhất của con tàu Titanic. Nó dành riêng cho những thượng khách, những con người thuộc giới thượng lưu và cũng là nguồn cảm hứng để Ken Marschall sáng tạo ra bức ảnh trên. Có thể dễ dàng nhận ra tầng cuối trong bức ảnh là những nhà tắm sang trọng, lát gạch màu ngọc lam - những phòng tắm xông hơi theo phong cách Thổ Nhĩ Kì. Nằm giữa trung tâm là hình ảnh chiếc cầu thang lớn, được trang trí sang trọng như trong một lâu đài. |
[/justify]
[justify]
[justify]
[/justify]
[justify]Trên boong tàu cũng được bài trí rất trang nhã, sàn ốp gỗ là địa điểm thú vị để thư giãn và tắm nắng mỗi sáng cho du khách. Một điểm thu hút trên tàu Titanic là du khách có thể nhâm nhi những li cà phê ngon tại quán Café Parisienne với hàng hiên tràn ánh nắng trên sàn B ở boong.[/justify]
[/justify]
[justify]
[justify]
[/justify]
[justify]Nơi được trang trí đẹp nhất trong nội thất con tàu là cầu thang khu vực hạng nhất, nằm giữa ống khói thứ nhất và thứ hai. Cầu thang kéo dài xuống boong hạng hai và được trang trí bằng các phiến gỗ sồi, có lan can mạ vàng, trên đỉnh là một vòm kim loại kính trang trí tỉ mỉ để lấy ánh sáng Mặt trời. Đỉnh cầu thang là một tấm gỗ lớn, treo một chiếc đồng hồ với những chữ số biểu tượng. Một cầu thang tương tự nhưng ít được trang trí hơn nằm giữa ống khói thứ ba và thứ tư.[/justify]
[/justify]
[justify]
Bức ảnh mô tả chi tiết cuộc sống xa hoa của những thượng khách. Đồ dùng trang trí trên khoang hạng nhất rất đắt tiền, gần như đi đâu cũng có những nhà hàng sang trọng. Phía dưới là phòng tắm Thổ Nhĩ Kì được trang hoàng lạ mắt, cầu kì. Ở đó, sau khi tắm xông hơi, du khách còn có thể tắm lại bằng nước mát bình thường. Ngoài ra, tàu Titanic cũng trang bị những phòng tập gym chuyên dụng dành cho những ai có nhu cầu tập luyện thể dục thể thao.
[justify]
[/justify]
[justify]Sau hơn 4 ngày đêm bình an trên đại dương, một sự cố bất ngờ xảy đến với con tàu khổng lồ. Đêm 14, rạng sáng ngày 15/4/1912, tàu Titanic gặp phải một tảng băng ngầm trôi trên hải trình của mình. Ken Marschall đã tái hiện lại hình ảnh khi tảng băng vừa va vào mạn phải tàu và sử dụng hiệu ứng công nghệ cho người xem thấy được rõ những điều xảy ra bên trong. Tảng băng ngầm đã đâm vào lò hơi số 6 và làm nước tràn vào tàu.[/justify]
[/justify]
[justify]
[justify]
[/justify]
[justify]Cận cảnh chi tiết thảm họa: tảng băng đã làm thủng tàu, nước biển ở nhiệt độ -2 độ C đã tràn vào, làm một số lò hơi ngừng hoạt động. Đây là nguyên nhân làm tàu Titanic mất cân bằng.[/justify]
[/justify]
[justify]
[justify]
[/justify]
[justify]Toàn bộ hành khách trở nên hỗn loạn khi biết tin tàu va phải băng, họ bỏ chạy tán loạn, tìm đến những chiếc thuyền cứu hộ để thoát thân. Con tàu do kích thước quá lớn, đã không kịp trở mình nên đứng im và dần dần chìm xuống trước sự bất lực của thủy thủ đoàn. Họa sĩ Ken đã cắt lát xuyên qua nước biển để cho ta thấy hình ảnh toàn bộ các khoang dưới tàu đang ngập tràn trong nước khi con tàu chìm.[/justify]
[/justify]
[justify]
[justify]
[/justify]
[justify]Con tàu khổng lồ mất cân bằng. Những người còn sót lại đều cố chạy về phía mũi tàu còn nổi, trong khi số còn lại đã lên được thuyền cứu hộ ra xa. Mọi ánh đèn ở bức ảnh trước đã tắt phụt và chìm trong đêm tối, Titanic gãy đôi và chìm dần. Bức ảnh lại được cắt lát cho ta thấy toàn bộ những gì dưới mặt biển, 2/3 con tàu đang tách ra với những ống khói đổ nát.[/justify]
[/justify]
[justify]
[justify]
[/justify]
[justify]Titanic chìm xuống đáy biển. Bức ảnh này tái hiện lại sự kiện phát hiện xác Titanic năm 1985 bởi con tàu thám hiểm Alvin do Robert Ballard và Jean Louis Michel dẫn đầu, cách 2,5 dặm (khoảng 4km) dưới đáy biển. Xét về góc độ nghệ thuật, đây là một bức tranh khá ấn tượng khi khắc họa rõ sự tương phản giữa con tàu ngầm và một phần xác Titanic. Chắc các bạn đã hình dung ra được sự khổng lồ của con tàu huyền thoại này chứ?[/justify]
[/justify]
<font color="#333333"><font face="verdana, arial, tahoma"><span style="font-size: 12px;">