Các cô gái được giải cứu khỏi điểm mát xa Tân Hoàng Phát (TPHCM). Ảnh: Hữu Vinh. |
TPHCM không lập phố đèn đỏ
Trước ý kiến cho rằng nên lập phố đèn đỏ để dễ quản lý gái mại dâm tại TPHCM, ý kiến ông thế nào?
Có thông tin cho biết tại TPHCM có 45 nghìn người đang hoạt động mại dâm nhưng cũng có thông tin nói chỉ có khoảng 15 nghìn người. Dù là con số nào, tình hình mại dâm tại TPHCM đều phức tạp. Có rất nhiều ý kiến, trong đó có người đề xuất lập phố đèn đỏ để dễ quản lý.
Tuy nhiên, ý kiến chính thức của cơ quan phòng chống tệ nạn xã hội TPHCM là không phải lập khu đèn đỏ mà quy hoạch các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm vào một điểm để quản lý. Nghĩa là, dù quy hoạch vào một khu, nhưng cơ sở nào để xảy ra hoạt động mại dâm vẫn xử phạt.
Vậy từ trước đến nay, đã có địa phương nào quy hoạch các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm vào một điểm như đề xuất của TPHCM chưa, thưa ông?
Quy hoạch các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm được quy định trong Luật phòng chống tệ nạn xã hội. Các địa phương làm là chuyện bình thường. Hà Nội cách đây vài năm đã quy hoạch các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm (đến năm 2020). Việc TPHCM đề xuất cũng là bình thường. Ở đây, phải hiểu quy hoạch là để quản lý chứ không thành phố đèn đỏ.
Tuy nhiên, khi quản lý một khu phố có sòng bạc, karaoke, mát xa… sẽ rất khó kiểm soát và xử phạt. Thực tế, người bán dâm lần đầu chỉ bị xử phạt 300 nghìn đồng, tái phạm lần thứ hai cũng bị phạt 300 nghìn đồng.
Trường hợp bán dâm cho nhiều người mà mang tính chất đồi truỵ, bị phạt từ 3-5 triệu đồng.
Do đó, nếu TPHCM có quy hoạch thành một khu cần đưa ra bàn cho kỹ. Hơn nữa, kinh phí để thực hiện quy hoạch cũng không hề đơn giản. Do đó, muốn quy hoạch cũng phải làm rõ nội hàm trong quy hoạch đó là gì, phải xây dựng đề án rõ ràng, rồi trình để xin ý kiến Chính phủ.
Khó hợp pháp hóa mại dâm
Dù không hợp pháp hóa mại dâm nhưng ở Việt Nam hiện nay có nhiều địa điểm như Đồ Sơn (Hải Phòng), Quất Lâm (Nam Định), TP Vũng Tàu… từ lâu mại dâm hoạt động khá công khai?
Theo tôi biết, hiện có khoảng 20 nước hợp pháp hoá mại dâm, nhưng chỉ có 5 nước thuộc diện phát triển, còn lại là các nước đang phát triển. Ở Việt Nam phong tục tập quán, đạo đức lối sống và ý thức tuân thủ pháp luật của người dân không cho phép chúng ta hợp thức hoá mại dâm hay công nhận là một nghề.
Chưa kể, các nước hợp pháp hoá mại dâm đang gặp những khó khăn rất lớn trong việc quản lý người bán dâm. Vì hợp pháp hoá mại dâm làm gia tăng những vấn đề liên quan tội phạm ma tuý, rửa tiền, buôn bán người…
Không cho hợp pháp hoá, vậy theo ông làm sao để ngăn chặn tệ nạn này?
Phải khẳng định tất cả các nước trên thế giới đều có hoạt động mại dâm. Tuy nhiên, cũng có nước có chính sách nhân đạo với người bán dâm và Việt Nam nằm trong số đó. Nước ta đang có chính sách để người bán dâm tái hoà nhập cộng đồng.
Hiện, chúng ta chỉ mới có mấy chục mô hình giảm hại, còn việc xây dựng được một hệ thống chính sách đầy đủ cần phải có thời gian.
Cảm ơn ông.3ahh3