Tâm sự - chia sẻ 2013-04-08 09:16:06

[Takechi] Làm trai mà cứ một hai đòi cưa đôi tình phí


[justify]Sòng phẳng hay bủn xỉn?[/justify]



[justify]Khi người yêu thản nhiên mặc định “50-50 nha em”
Tâm sự của một cô gái về vần đề tình phí và người bạn trai quá sòng phẳng khiến không ít chàng thất nhột, còn đa số thấy phản cảm với kiểu đàn ông này:
Thiệt sự thì em cảm thấy rất mệt mỏi và đau đầu, em chán lắm ạ, mong các chị, các bạn cho em lời khuyên:
Chuyện là có 1 chàng trai thích em và em cũng có tình cảm, hai tụi em bằng tuổi nhau, đang trong quá trình cưa cẩm nhau, mà anh ấy thì nhà không nghèo, cũng thuộc loại khá giả, có phong cách, cá tính và khá sành sỏi vì anh ấy cũng đã quen nhiều người trước kia lắm…
Bữa anh rủ em đi cafe, lúc tính tiền thì em lịch sự lấy bóp ra, anh ấy thấy vậy cũng không cản, rồi em nhìn hóa đơn, móc đủ số tiền 50-50 đưa cho anh ấy, anh ấy cũng chấp nhận (?)
Rồi mấy lần đi chơi với đám bạn, mỗi lần ăn uống xong, lúc tính tiền, em hy vọng anh ấy sẽ trả cho cả 2 vậy mà… luôn luôn là mỗi người mỗi trả.
Thực sự thì em thấy chạnh lòng lắm, vì đám bạn gái thân của em, có bạn trai thì người con trai đó luôn chi 100% cho người yêu.
Em biết là bây giờ con gái nên chủ động trong tình phí để độc lập và không ai nợ ai nhưng em vẫn mang nặng cái suy nghĩ là con trai nên tâm lý khi chi trả tình phí cho 2 người hơn, vì đang định cưa em mà anh ấy đã thể hiện không galant như vậy, thử hỏi khi em nhận lời yêu anh ấy, thì chắc chắn trong tình yêu con gái luôn là người thiệt thòi về nhiều mặt, mà giờ thiệt thòi cả về tiền bạc thì thử hỏi có ức không chứ!
Với lại bạn trai cũ của em luôn trả 100% và yêu chiều em hết lòng mà người này thì… bởi thế mỗi khi đi chơi riêng với anh ấy em luôn so sánh, và cuối buổi thì em luôn thấy thất vọng tràn trề.”
 

Chia hay chịu?


Sòng phẳng hay ki bo?
Tâm sự trên của cô gái khiến không ít người bức xúc, kể cả trai lẫn gái. Hầu hết cho rằng anh chagnf này quá bủn xỉn. 
"Nếu thiếu thốn thì đi in ít thôi, hoặc có thể chọn chỗ bình dân, ít tốn kém, chắc bạn gái người ta không chê bai gì. Đằng này cũng là loại khá giả mà mới những ngày đầu đã đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành, không chơi được", Minh Phương bình luận về trường hợp nói trên.
Vấn đề tình phí luôn là bài toán gây đau đầu nhiều thế hệ. Nên ứng xử như thế nào để vui lòng chàng mà đẹp lòng thiếp. Theo như tư tưởng truyền thống thì đa phần chàng trai đều là đối tượng rút hầu bao, đặc biệt trong giai đoạn cưa cẩm thì điều này càng cần thiết để chứng tỏ sự lịch lãm của mình. 
Là con gái, hầu như cô gái nào cũng vẫn kỳ vọng được các chàng chi trả để thấy mình được yêu chiều, nâng niu.
Lan Hương bày tỏ suy nghĩ: “Sòng phẳng thì lựa cái mà sòng phẳng. Đang cầm cưa đi đánh trận mà ki bo thì hỏng. Mất cả ấn tượng ngay từ lần đầu tiên".
Quả thật, nhiều chàng trai ngày nay đang mang tư tưởng bình đẳng hóa quá đáng, khiến các cô nàng lắc đầu ngao ngán. Keo kiệt luôn đứng đầu trong 6 dạng đàn ông gái không bao giờ thích 
Lan Hương kể tiếp: “Mình có con bạn thân, thằng nhóc này nhà cũng khá giả mà bị cái là bình đẳng đến từng đồng. Ngay từ ngày đầu đi chơi thì nó đã nói thẳng với con bạn mình là chúng ta sẽ chia tiền ăn uống ra cho thoải mái. Chả hiểu thứ người yêu kiểu gì, chẳng có miếng lịch sử nào. 
Cái hạng ki bo tính từng đồng từng cắc với gái trong tình yêu thì cũng như vậy trong các mối quan hệ bạn bè ngoài xã hội. Đàn ông con trai chi li sẽ khó mà thăng tiến được.”
Đồng tình với quan điểm đó, một bạn nam cũng chia sẻ quan điểm: “Những dạng đàn ông quá song phẳng kiểu tính từng đồng thì con trai cũng ngán không muốn chơi. Họ không dám hy sinh những vật chất nhỏ nhặt, cứ chăm chăm làm sao để mình chi tiền ít nhất hoặc không chi càng tốt khi đi chơi nhóm. 
Người ta thường nói “giàu vì bạn, sang vì vợ”. Những dạng như vậy thì chả ai dám kết bạn, cơ hội cũng chẳng đến tay được thì khó mà đi lên trong cuộc sống
 

Bài toán tình phí nan giải


Nhưng không nhất thiết khi nào cũng giành trả
Tất nhiên, cũng phải thông cảm với nhiều chàng trai trẻ, tiền bạc hiếm hoi. Nhiều gà dẫn gái đi ăn chi bạo tay thế là đành ngậm ngùi gặm mì tôm đến cuối tháng. Chính các cô gái cũng hiểu điều này
Mai Anh cho biết “Mình cũng thấy ngại khi để anh ấy chi trả cho tất cả các lần ăn uống chung vì cả hai đều chưa có gì chính thức. Một phần vì không muốn mắc nợ, một phần vì nghĩ cả hai đều đi làm có tiền thì sao lại cứ để người ta trả cho mình”. 
Thật ra, chính các cô gái cũng rất thông cảm cho nỗi khổ “viêm màng túi” của các chàng trai trong mỗi lần đi hẹn hò. Chính vì thế họ luôn sẵn sàng gánh bớt gánh nặng này. Nhưng vấn đề là các chàng phải ứng xử cho khéo. 
Minh Tuấn chia sẻ: “Sau vài lần đầu mình trả toàn bộ thì cô ấy bắt đầu không cho mình trả nữa mà giành hóa đơn đòi trả. Đi ăn chung mà chẳng lẽ cứ ai trả phần người nấy hoặc giành qua giành lại thì cũng kì. Nên mình để cô ấy trả những phần ít hơn, ví dụ đi ăn xong sẽ đi uống cà phê, khi cô ấy giành trả phần ăn thì mình nói lát em đãi anh cà phê là được. Tức là cần cho nàng một chút thoải mái khi ở bên mình là nàng có góp sắc và góp cả của.”
Nhiều anh chàng không nắm được tâm lý này cứ giành trả cho bằng được khiến các cô nàng ái ngại. Minh Phương nói “Anh ấy không bao giờ để mình trả nên mình thấy hơi không tự nhiên. Lần sau cũng ít đi ăn với anh ấy hơn hoặc đi ăn với tâm lý lăm le đợi phục vụ ra giành hóa đơn.” Và dẫn đến hậu quả là cô nàng không còn muốn đi với gà nữa.
Nói chung, đừng một hai đòi chia phần tình phí cho bằng được, vì như vậy rõ ràng không phải chỉ cô gái mà các đối tượng xung quanh đều thấy không đẹp mặt. Công bằng không phải là cào bằng. Con trai có cách hành xử của con trai, của người có dáng dấp trụ cột trong tương lai.
Tuy nhiên, có những trường hợp bạn gái hoặc bạn bè tự nguyện chi trả hoặc góp phần, hãy vui vẻ làm theo, nhưng đừng lợi dụng.
[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)