[justify] [/justify]
[justify]
Những UAV mới được triển khai này có khả năng thực hiện các nhiệm vụ như định vị, do thám, trinh sát hay tuần tra trên biển và chủ yếu sẽ được sử dụng ở các khu vực đang có tranh chấp với láng giềng như biển Hoa Đông, Biển Đông…
UAV đang nổi lên và trở thành một công cụ quan trọng giúp cho PLA cải thiện các hoạt động tấn công chính xác tầm xa", Mark Stokes, cựu quan chức tình báo quân đội – Viện nghiên cứu Dự án 2049 nói, "Nó sẽ giúp PLA thường xuyên xuất hiện và giám sát các mục tiêu cố định và di chuyển trong phạm vi lên đến 3.000 km cách bờ biển của Trung Quốc".
Về phần mình, sau khi để một vụ máy bay của Trung Quốc xâm nhập vào không phận Nhật Bản trên quần đảo Senkaku mà không bị phát hiện vào cuối năm ngoái, Nhật Bản cũng đã bắt đầu tăng tốc các dự án phát triển và mua UAV để đối phó với những thái độ hung hăng của Trung Quốc và khả năng quân sự ngày càng tăng của Bắc Kinh trong bối cảnh tranh chấp tại quần đảo Senkaku ngày càng trở nên khốc liệt. Những nỗ lực này bao gồm xây dựng một đội UAV có khả năng theo dõi và cảnh báo sớm tên lửa và UAV của Mỹ ở độ cao lớn. Cho đến nay, không giống như Bắc Kinh, Tokyo khẳng định UAV của họ vẫn là các loại phi vũ trang.
Trong số các UAV của Bắc Kinh, 2 cơ quan tình báo Mỹ đặc biệt quan tâm đến 2 mẫu được trang bị tên lửa có tên gọi là CH-4 và Yi Long. Những chiếc UAV đã được giới thiệu cùng với 6 UAV quân sự khác tại một triển lãm vũ khí lớn của Trung Quốc vào cuối tháng 10/2012 ở Chu Hải.
Hình ảnh của các UAV này cho thấy chúng đã được “nhái” từ UAV quân sự có tên gọi Predator mà Mỹ thường xuyên sử dụng trong các cuộc chiến chống khủng bố al Qaeda ở Pakistan và các nơi khác. Hình ảnh của CH-4 trang bị tên lửa Blue Arrow-7 chống tăng có kích thước và nhiều đặc điểm rất giống với mẫu tên lửa Hellfire mà Mỹ trang bị cho Predators.
Máy bay không người lái CH-4 của Trung Quốc. |
Richard Fisher, một nhà phân tích quân sự Trung Quốc thuộc Trung tâm đánh giá chiến lược quốc tế, cho biết nguyên mẫu UCAV đầu tiên được hoàn thành tại tập đoàn sản xuất máy bay Hongdu Trung Quốc vào giữa tháng 12/2012. Chiếc UAV nặng từ 10 - 14 tấn và có thể cất cánh từ tàu sân bay.
"Điều này có nghĩa rằng các nỗ lực của Mỹ trong việc kiềm chế hệ thống “chống tiếp cận từ xa” của PLA giống như tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D, có thể sớm bị phá sản bởi một UCAV trên tàu sân bay mới của Trung Quốc", Fisher nói.
Nhật Bản cũng đang đẩy mạnh lực lượng quân sự của mình với 2 loại UAV có khả năng giám sát và phát hiện tên lửa và giám sát hàng hải. Giới báo chí đã trích dẫn các tài liệu của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết nước này đã đặt mua khẩn cấp loại UAV giám sát tầm xa US Global Hawk. Dự kiến đến năm 2015, Tokyo sẽ có 3 chiếc Hawks nhưng có thể tăng tốc độ mua hàng để đáp ứng với những gì họ coi là thái độ gây hấn ngày càng tăng của Trung Quốc trên quần đảo Senkaku. Trong khi đó, quân đội Mỹ đã triển khai Hawks tại đảo Guam.
Nhật Bản cũng đang phát triển một UAV được sử dụng để phát hiện các cuộc tấn công tên lửa hạt nhân của Triều Tiên và Trung Quốc. Các chương trình UAV chống tên lửa đang được phát triển và dự kiến sẽ bắt đầu được triển khai vào năm 2020. Nó sẽ sử dụng cảm biến hồng ngoại để phát hiện tên lửa ngay sau vừa rời bệ phóng.
Chương trình UAV của Trung Quốc được cho là “thanh quả” từ các hoạt động gián điệp kinh tế và không gian mạng chống lại Hoa Kỳ. Những nỗ lực đột nhập và đánh cắp thông tin từ mạng lưới của cả chính phủ và các cơ sở công nghiệp quốc phòng đã mang về cho họ những công nghệ phát triển UAV rất có giá trị.
Trung tâm sản xuất UAV lớn nhất của Trung Quốc đang được xây dựng tại Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc. Các quan chức cho biết Trung Quốc đã phát động một chương trình phát triển UAV quân sự từ năm 2007. Hiện Bắc Kinh đang có kế hoạch phát triển một loạt UAV, bao gồm cả UAV độ cao lớn, UAV có thể hoạt động lâu dài, UAV có thể chiến đấu trên biển và UCAV.
Ngoài ra, các quan chức Trung Quốc cho biết các căn cứ UAV đang được thiết lập ở Biển Đông để giám sát hoạt động của các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Phlippines, Malaysia. Trung Quốc cũng đang sử dụng UAV để theo dõi bãi Socotra mà Hàn Quốc tuyên bố chủ quyền.
Một báo cáo của Viện Dự án 2049 công bố hôm 11/3 vừa qua cho biết Trung Quốc có hơn 280 UAV quân sự. Trước mắt, các UAV của Trung Quốc đang theo dõi và ranh giới biển tranh chấp, đất có khả năng "gia tăng căng thẳng" trong khi các quốc gia khác trong khu vực thiếu khả năng tương tự.
Về lâu dài, các UAV của Trung Quốc sẽ hỗ trợ việc mở rộng hoạt động quân sự của Trung Quốc ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Báo cáo cho biết Trung Quốc sẽ có khả năng sử dụng UAV để nhắm mục tiêu và hướng dẫn tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D để tấn công các tàu sân bay Mỹ từ khoảng cách hơn một ngàn dặm từ bờ biển của Trung Quốc.
Cơ quan tình báo Hoa Kỳ báo cáo hồi đầu tháng này rằng Trung Quốc có kế hoạch xây dựng 11 căn cứ UAV dọc theo bờ biển vào năm 2015, với mỗi cơ sở triển khai ít nhất một UAV. Hiện PLA đang có 2 căn cứ UAV ở phía đông bắc tỉnh Liêu Ninh. Một cơ sở thứ ba được tiết lộ thêm ở phía Nam tại Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, cũng trên biển Bột Hải.
Theo Fisher, Trung Quốc đã bắt đầu xuất khẩu 2 mẫu UAV có vũ trang của họ là Long Yi và CH-3 cho UAE và Pakistan. Chính phủ UAE mua Long Yi, còn mẫu CH-3 nhỏ hơn đã được bán cho Pakistan. Fisher cho biết ông lo ngại Trung Quốc sẽ bán CH-4 mới và lớn hơn với Iran.
"Trung Quốc sẵn sàng bán công nghệ UCAV cho các quốc gia có liên hệ với các tổ chức khủng bố có nghĩa rằng bọn khủng bố có thể sớm có một công cụ khác nguy hiểm hơn nhiều để tấn công Hoa Kỳ", chuyên gia này nó[/justify]