[indent]Tự hào là người thành phố, nhiều teens cho mình cái quyền: chê bai bình phẩm những người được gọi là
“nhà quê ”
Một teengirl khá xinh xắn đã không ngại ngần hét ầm lên giữa phố với 1 người đàn ông đáng tuổi cha mình :
“Đi đứng cái kiểu gì thế, đồ nhà quê”
Những định kiếnxấu xíKhông hiểu từ bao giờ quan niệm “nhà quê” – “thành phố” đã in sâu vào trong tâm trí teens “Nhà quê” và “ thành phố” không phải dùng để chỉ sự khác biệt về nơi cư trú mà được ngầm hiểu như khoảng cách giữa hai “đẳng cấp”.Việc bạn là người thành phố cũng đồng nghĩa với việc bạn có quyền chê bai, bình phẩm, lên mặt hoặc lấy người nhà quê ra làm trò tiêu khiển.Vì trong mắt nhiều teen: “nhà quê chỉ là lũ đú bẩn chứ không có gì hơn”.
những ngày thi ĐH đường phố trở nên chật chội và đông đúc hơn vì các sĩ tử và người thân từ khắp mọi nơi đổ về.
Cảnh người thân cùng các thí sinh tay xách nách mang, vạ vật ở các bến xe hoặc lơ ngơ tìm đường ta có thể dễ dàng bắt gặp ở bất cứ đâu.
Điều đó đã khiến không ít teens “ thành phố ” nóng mắt, ca cẩm.
H không ngừng than thở với bạn bè về việc mình bị 1 chiếc xe biển “ nhà quê” đâm vào.
Còn H.A thì lại bày tỏ sự “lo lắng” về việc năm sau thi ĐH mà phải ngồi cùng phòng với mấy đứa “ấm ớ”, “ bẩn bẩn” thế thì “chết lun”.
K (18t) vừa tham gia kì thi đại học khối V khẳng định chắc nịch với bố mẹ :
“ Yên tâm là con sẽ đỗ. Phòng con toàn bọn nhà quê thôi…”
“Nhà quê” còn là từ thường được teens sử dụng với những người ăn mặc không hợp mode, nhếch nhác, những người có giọng nói không giống người “ thành phố”.
Đã có 1 thời gian trong cộng đồng teens rộ lên phong trào bắt chước giọng nhà quê.
Những từ như: “ iem”, “ bẩu”, “ sao vạy” …vv…, cách phát âm sai giữa “l” và “n”, “ch” và tr” được teens thi nhau học nói và hỏi nhau:
“ Giọng tao đã giống giọng nhà quê chưa mày?”.
Nhóm teens NT sau khi mua 1 thanh chewing gum đã bắt cậu bé bán hàng phải nói đi nói lại 1 câu và cười rũ rượi.
Vì theo các bạn giọng em này rất đặc biệt, đáng để “học hỏi”.
Vô tình làm tổn thương người khác
Khi được hỏi làm thế các bạn không thấy tội nghiệp em ấy à?
Nhóm bạn trên vội nói : “ Bọn tớ đùa vui ấy mà, có ý gì đâu”.
Và đây cũng là câu được teens sử dụng để “bào chữa” cho những lời nói hành động không hay của mình về chuyện “ nhà quê”- “ thành phố”.
Có thể đối với teens đó chỉ là những câu nói, những trò đùa vô thưởng vô phạt nhưng thực sự nó lại gây ra những vết thương khó lành trong trái tim những bạn bị gắn mác [
“nhà quê”.
Việc phân chia “nhà quê” – “ thành phố” được diễn ra ngay trong lớp học, nhất là trong những trường dân lập nơi có nhiều bạn đến từ các vùng miền khác nhau.
Tâm (19t) hiện nay đã là sinh viên ĐH Luật vẫn không quên cảm giác xấu hổ mỗi khi lên bảng đọc bài và bị bạn bè bên dưới cười đùa.
“ Giọng nói của mình hơi nặng nên nghe cũng khá buồn cười. Mình biết điều đó nên khi các bạn trêu chọc mình cũng không để ý lắm.
Nhưng bị các bạn trêu nhiều mình đâm ra mất tự tin, không dám giao tiếp nhiều với người ngoài…”
Tâm chia sẻ
Lan Anh (18t) cũng từng “chết điếng” vì những lời “bình loạn”, chỉ trỏ sau lưng của các bạn cùng lớp khi diện chiếc áo mới :
“ Khiếp, đú chưa. Bọn mình còn thua xa nhé”
“ Nhìn cái màu rõ ghê ạ, quê 1 cục”
“Không hiểu nó nghĩ gì khi mặc cái của nợ ấy nhỉ?”…
Kèm theo những lời nói đó là ánh nhìn soi mói, những tràng cười không ngớt của tụi bạn mà Lan Anh mãi không thể nào quên được.
Những muốn hòa nhập với mọi người nhưng Hùng (16t) lại bị nhiều bạn trong lớp tẩy chay chỉ vì quan niệm :
“ mày là nhà quê – tao là thành phố”.
Hùng nói:
“ Những lúc như vậy mình thấy tủi thân lắm. Mình có làm gì sai đâu. Vì thế mình thấy càng phải quyết tâm để họ thấy nhà quê và thành phố chẳng có gì khác nhau cả. Thậm chí mình còn có thể giỏi hơn họ”.
[size=7]Bạn nghĩ gì về vấn đề này…? [/size][/indent]