Teen 24h 2009-08-03 00:01:00

Teenboy "vung tiền" nhiều hơn Teengirl?


Nếu bạn cho rằng chỉ có con gái mới vung tiền nhiều vào việc mua sắm, tiêu dùng, làm đẹp, thì giờ đây, các teenboy thế hệ trẻ đang chứng minh một điều hoàn toàn ngược lại. Một số Teenboy còn dùng tiền nhiều hơn cả teengirl nữa đấy!
Tiền để sắm đồ hiệu:

Chẳng còn khó khăn để bắt gặp hình ảnh những chàng trai thế hệ trẻ ra đường với bộ dạng như những “doanh nhân thành đạt” hay những chàng trai từ trên xuống dưới “dát” toàn đồ hiệu của những hãng nổi tiếng LV, Gucci, Burberry…Giờ đây, việc sử dụng đồ hiệu của một số teenboy không còn là “lạ” nữa. Minh Nam, 17t – một học sinh trường Quốc Tế, nổi tiếng không chỉ bởi gia đình danh giá, giàu có mà còn nổi tiếng trong các khoản ăn chơi và dùng đồ hiệu.

Đi đâu và mua gì, Nam cũng nhất nhất phải là “hiệu” thì mới được. Chẳng lạ gì khi thấy Nam xin bố mẹ vài ngàn USD để mua quần áo, dây nịt hay đồng hồ. Tủ quần áo đầy ắp của Nam mở ra toàn là những trang phục của những hiệu nổi tiếng. Mặc cho thời buổi kinh tế khó khăn, hay việc kiếm tiền của gia đình ngày một đi xuống, Nam vẫn thản nhiên tiêu tiền không tiếc. Có chăng cách tiêu tiền như vậy cũng do việc “không làm ra tiền không biết xót”, bố mẹ Nam chỉ còn biết lo lắng cho tương lai của Nam, không biết Nam sẽ làm gì khi lớn lên, để có thể đáp ứng cho nhu cầu ăn xài vô tội vạ, và sở thích “dát” toàn hàng hiệu của mình?




Tủ quần áo của một bạn Teenboy thích dùng đồ hiệu.

Gia đình Nam thuộc diện khá giả, nên cũng còn có thể đáp ứng nhu cầu của Nam. Trên thực tế, còn có không ít những teenboy, gia đình thuộc diện “bình thường” nhưng vì do đua đòi bạn bè mà họ thường tìm đủ mọi cách có tiền mua đồ hiệu, thậm chí tranh cãi gay gắt với gia đình, dọa bỏ nhà đi… Thật trớ trêu khi các teenboy cho rằng chỉ khi sử dụng hàng hiệu mới khẳng định đẳng cấp của mình. Sử dụng hàng hiệu đúng cách, đúng chỗ, đúng nơi thì đúng là có giá trị, nhưng còn cần chú ý đến xem phục trang có phù hợp với bản thân không, chất lượng mẫu mã có “ổn” không, giá cả như thế nào??? Đừng quá quan tâm đến “hiệu” rồi bỏ qua những yếu tố khác, teen nhé….
Tiền để chăm chút nhan sắc

Đã xa lắm rồi cái chuyện con gái mới có nhu cầu làm đẹp. Ngày nay, các teenboy còn có nhu cầu làm đẹp chẳng thua kém gì các “chị” , việc nối tóc, duỗi tóc, tẩy da mặt, đi spa không còn là xa lạ với teenboy thế hệ trẻ. Họ cho rằng con gái được quyền “đẹp” và làm “đẹp” thì con trai sao lại không?

Hữu Trung – học sinh trường AIS cho rằng: “Làm đẹp đâu cần phân biệt là trai hay gái, chỉ cần có nhu cầu thì cứ đi làm đẹp thôi”. Cùng quan điểm với Trung, rất nhiều chàng trai tiêu tốn không ít tiền của gia đình vào các thẩm mỹ viện cũng như các trung tâm chăm sóc sắc đẹp, trung tâm thể hình, thậm chí các teenboy không tiếc bỏ “vài ngàn đô” ra để khiến cho da mặt mình “láng mịn” hơn, hay mua những loại thuốc bôi “tăng cường cơ bắp” từ các thẩm mĩ viện để cho cơ thể mình “phát triển đẹp hơn”.
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến teenboy tìm đến các trung tâm thẩm mỹ. Trường hợp của Ngọc Anh, sinh ra trong một gia đình co 4 chị gái, chỉ có mình N.A là con trai út nhưng N.A không thích trở thành một “chàng trai” bình thường nên chọn cách đi làm đẹp, sơn móng tay, dùng son phấn…để cho gia đình và bạn bè biết về suy nghĩ của mình. Điều đó cũng khiến N.A gặp không ít khó khăn vì gia đình không trang trải cho N.A về kinh phí, thế là N.A phải đi làm thêm, vay mượn khắp nơi để có tiền đi “làm đẹp”. Tất nhiên, không phải các chàng trai đi làm đẹp luôn xuất phát từ những nguyên nhân như thế. Nhiều người nghĩ rằng con trai đi làm đẹp nhiều quá thì không còn nam tính nữa. Nhưng ko hẳn vậy, teenboy đa phần đi làm đẹp để hoàn thiện bản thân hơn vì không thể phủ nhận: “ Ai mà không thích mình đẹp hơn” phải không nào?

Tiền dùng để "cưa cẩm"…

Đây là điều hiển nhiên vì các chàng trai thường tốn không ít cho sở thích của mình, nhất là trong việc "đánh cắp trái tim" lại càng không thể tiết kiệm được. Các chàng trai luôn “ga-lăng” hơn mức bình thường khi “cưa” một ai đó. Họ vung tiền mua tặng “đối phương” những món quà đắt giá. Teenboy cho rằng phải như thế thì mới chứng minh được “đẳng cấp” cũng như tình yêu của mình.

Điển hình như Long, Long quen Nhi qua bạn bè giới thiệu, sau vài lần gặp gỡ, biết Nhi thích một chiếc giỏ Gucci, Long chẳng tiếc khi bỏ tiền mua chiếc giỏ Gucci tặng Nhi với quyết tâm “cua cho bằng được”. Nhưng điều đó chẳng thể thay đổi được gì, Nhi không thích bạn trai vì vật chất và đã trả lại quà cho Long.


Thế nào là đẳng cấp của một Teenboy, vung tiền quá trán ư? (Ảnh: M.T)

Trường hợp của Long còn khá “may mắn” khi gặp được người con gái tốt. Rất nhiều trường hợp các teenboy vung tiền ra để "cưa cẩm" nhưng cuối cùng “tiền mất, tật mang” tay không trắng tay lại về không. Như Nam và Hân, do Hân rất thích đồ hiệu nên Nam đã ăn uống tiết kiệm, đi làm thêm, thậm chí nghỉ học, tìm mọi cách có tiền để “mua hàng hiệu” chu cấp cho Hân. Nhưng dù có cố gắng đến bao nhiêu cũng vẫn đáp ứng không nổi sở thích ngày một nhiều của Hân, kết quả không thể tránh khỏi vẫn là “tình yêu tan vỡ”….Các teenboy luôn vung tiền hết mức có thể, nhằm mong có thể chứng minh được “đẳng cấp” và sự ga-lăng của mình mà đôi khi lại quên mất một điều quan trọng, đó là: “Tình cảm không thể mua được bằng tiền”.
Tiền tập làm… người lớn.

Nghe thì thật buồn cười nhưng chẳng buồn cười đâu nhé, các teenboy luôn “bị” đặt trên mình những trọng trách nặng nề, nào là phải đàn ông, phải ga-lăng, phải là trụ cột sau này…vv.v..Nên đôi khi, họ cũng muốn “tập” làm người lớn. Họ có thể thay việc dùng quá nhiều đồ hiệu hay tiêu xài hoang phí đề “đầu tư cho tương lai”. Đa phần teenboy chọn cách đầu tư “thử” chứng khoán, hay hùn tiền mở một cửa hàng nhỏ. Như vậy cũng có hai mặt may và rủi, cũng là cách khiến cho teenboy trưởng thành hơn trong cuộc sống sau này. Điều đó dù sao cũng là một điều đáng được hoan nghênh.

Tuy nhiên, không phải ai cũng thế, một số bạn teenboy lại chọn cách “cá độ” để vừa được “chơi”, vừa “kiếm tiền”. Như M.Đức – du học sinh Mỹ đã chọn cho mình cách cá độ tiền học phí ba mẹ chắt chiu cóp nhặt gửi sang, những mong có thể kiếm tiền thêm phụ giúp gia đình khiến cho cha mẹ và bạn bè “lác mắt”. Thế nhưng chẳng may thua lần thứ nhất, lại kéo thêm lần thứ hai, thứ ba, tiền đâu chẳng thấy, chỉ thấy nợ ngập đầu…

Không chỉ có những nguyên nhân như trên, các teenboy rất “thông minh” và luôn tìm những phương cách để “kiếm tiền”. Đôi khi rất thành công, nhưng khả năng thất bại luôn đi song hành. Còn những khoản tiền kiếm được không phải do mồ hôi và công sức của bản thân thì lại càng “có nhanh và mất nhanh” thậm chí lại còn “chưa thấy có mà đã thấy mất”.
Lối tiêu pha quá độ:

Ngoài những khoản nhu cầu trên, các teenboy còn những nhu cầu “lặt vặt' khác mà khoản tiền đầu tư vào đó không hề bé nhỏ một tí nào. Chẳng lạ gì khi thấy An, 16t, du học sinh Mỹ bỏ ra chục triệu để tổ chức một buổi party “cho vui” hay bỏ vài ngàn ra đi shopping với bạn bè. Hậu quả là đến cuối tháng, An phải ăn mì gói để bù vào những khoản tiêu pha trước đó.

Cùng tuổi với An, nhưng Hùng ít nói lại không thích đi ra ngoài đường nhiều, teenboy này chỉ thường xuyên ở nhà để “cày” game online và mua sắm đồ điện tử. Có lần Hùng thích một chiếc laptop đời mới để chơi game cho thỏa thích nhưng chưa đủ tiền, Hùng phải đi vay mượn khắp nơi và nói dối bố mẹ, lấy học phí để có tiền mua. Cũng giống như An và Hùng, nhiều teenboy “sa lầy” trong chuyện ăn xài vô đối của mình.

Lối tiêu xài hoang phí luôn xuất hiện như một thói quen không nên có của một số teenboy. Đôi khi, các teenboy không kiểm soát được những khoản chi tiêu của mình, đến khi nhìn lại thì ngay cả bản thân họ cũng không thể ngờ rằng mình lại tiêu dùng nhiều đến vậy. Bây giờ, khi nhìn lại, các teenboy có thấy rằng, mình còn hoang phí hơn cả các teengirl không???
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)