[size=6]Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khu vực Đông Nam Á trang bị tên lửa đạn đạo tầm ngắn.[/size]
Theo tài liệu Scud ballistic miss and launch system 1955-2005 (công ty xuất bản sách Osprey Publishing có trụ sở tại Oxford, Anh), năm 1979 Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam 12 xe phóng cùng số lượng nhỏ [size=3]tên lửa Scud[/size] biên chế đủ cho một lữ đoàn.
Còn theo cơ sở dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình và Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 1981 Việt Nam nhận được 4 bệ phóng di động cùng 25 quả đạn Scud. Các năm tiếp đó không có số liệu.
Lưu ý về cái tên Scud, đây là định danh của NATO dành cho hai dòng tên lửa đạn đạo R-11 và R-17 của Liên Xô (R-11 được NATO định danh là Scud A còn R-17 được gọi là Scud B). Trong đó, loại R-11 ra đời vào đầu những năm 1950, còn R-17 là thế hệ cải tiến thay thế R-11 ra đời năm 1958.
Loại tên lửa đạn đạo mà Việt Nam nhận viện trợ là loại R-17 (Scud B). Nhưng R-17 chỉ là một thành phần trong cả hệ thống tên lửa mà nước ta nhận. Tên đầy đủ của hệ thống này là “hệ thống tên lửa đạn đạo chiến dịch – chiến thuật 9K72 Elbrus”. Đây là tên rất ít khi được biết đến trên các phương tiện truyền thông phương Tây, hầu như người ta chỉ gọi chung nó là Scud.
Tên lửa đạn đạo R-17 (Scud B) trên bệ phóng di động 9P117 của Lữ đoàn 490 (Binh chủng Pháo binh). Nguồn: Quân đội Nhân dân. |
Hệ thống dẫn đường sử dụng 3 con quay hồi chuyển cho phép đạt độ chính xác tương đối, bán kính lệch mục tiêu 450m (phương Tây cho rằng con số vào khoảng 900m).
R-17 thiết kế mang đầu đạn thuốc nổ thường nặng 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 5-70 kiloton, đầu đạn hóa học. Với đầu đạn thuốc nổ, tốc độ va chạm 1,4 km/s sẽ tạo ra hố sâu 1,5-4 m, rộng 12 m.
Tên lửa có khả năng đạt tầm bắn tới 270 km. Các biến thể cải tiến sau này có thể tăng tầm lên 300km hoặc 500-600 km.
Dù loại tên lửa dùng động cơ nhiên liệu lỏng nhưng qua cải tiến, việc bảo quản nhiên liệu trong điều kiện chiến trường kéo dài tới 6 tháng, ở điều kiện bình thường tới 19 năm.
Đạn tên lửa R-17 (Scud B) được đặt trên bệ phóng di động 9P117 Uragan dựa trên khung gầm cơ sở xe vận tải hạng nặng MAZ-543. Khi phóng, tên lửa sẽ được khung nâng đạn dựng thẳng đứng và bắn đi (trước đó tên lửa cần khoảng thời gian để nạp nhiên liệu phóng, nạp thông số mục tiêu).
Hiện nay, theo một số hình ảnh của báo Quân đội Nhân dân, R-17 (Scud B) cùng xe phóng được biên chế trong Lữ đoàn 490 (Binh chủng Pháo binh). Mặc dù đã qua hàng chục năm sử dụng, nhưng tên lửa vẫn được bảo quản tốt, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu.