[justify]Tàn dư của thuốc trừ sâu DDT hay được dùng một thời có liên quan tới các nhiễm trùng phổi và ho ở trẻ nhỏ có tiếp xúc với chất hóa học này từ trong bụng mẹ.[/justify]
[justify]Kết quả của một nghiên cứu mới đây được đăng trên tờ European Respiratory Journal cho thấy trẻ phơi nhiễm với nồng độ DDE cao khi ở trong bụng mẹ tăng nguy cơ bị viêm phổi và viêm phế quản khi lớn lên.[/justify]
[justify]Được biết đến với tên gọi DDE, hợp chất là một dạng được phân hủy của thuốc trừ sâu cực độc hại DDT và được tìm thấy ở nhiều nơi trên khắp thế giới. Nó được hấp thụ vào cơ thể người khi người đó ăn thức ăn hoặc hít thở phải không khí bị ô nhiễm chất này.[/justify]
[justify]Phó giáo sư Martine Vrijheid và các đồng nghiệp ở Trung tâm nghiên cứu về dịch tễ môi trường, Tây Ban Nha đã lấy mẫu máu của một nhóm lớn phụ nữ mang thai ở Tây Ban Nha để đánh giá mức độ phơi nhiễm của những phụ nữ này với 3 chất gây ô nhiễm khác nhau.[/justify]
[justify]Sau đó, khi những đứa trẻ được khoảng 1 tuổi, các nhà nghiên cứu hỏi các bà mẹ này xem con của họ có bị vấn đề gì về thở hoặc các nhiễm trùng phổi hay không.[/justify]
[justify]Các nhà nghiên cứu thấy rằng khoảng 35% trong số 1342 trẻ bị nhiễm trùng phổi trong năm đầu tiên.[/justify]
[justify]DDT đã từng được sử dụng rộng rãi để diệt muỗi và phòng ngừa dịch sốt rét song loại thuốc này đã bị cấm sử dụng từ những năm 70 của thế kỷ trước nhưng tàn dư của nó có thể tồn tại trong môi trường hàng trăm năm.[/justify]