Công viên Quốc gia Katmai, Alaska (Ảnh:Michael Melford, National Geographic)
Công viên Quốc gia Katmai của Alaska nổi tiếng với những con gấu và núi lửa, bức ảnh chụp tại thung lũng “Vạn Khói” được hình thành sau đợt phun trào của núi lửa Novarupta vào năm 1912.
“Cổng địa ngục”, Turkmenistan (Ảnh:Nick Hannes, Hollandse Hoogte/Redux)
Miệng núi lửa kỳ lạ này nằm ở Darvaza, trong sa mạc Karakum của Turkmenistan đã cháy trong suốt nhiều thập kỉ qua. Mặc dù lượng khí đốt tự nhiên ở đây xếp thứ 5 trên thế giới
nhưng việc xuất khẩu khí đốt vẫn bị hạn chế do thiếu các đường ống dẫn.
Công viên Quốc gia Olympic, Washington (Ảnh:Michael Hanson)
Một cây gỗ bị đổ tạo thành cây cầu tự nhiên trong công viên Quốc gia Olympic nằm ở Tiểu bang Washington. Nơi đây có diện tích lên tới hơn 3.000km2 với 3 hệ sinh thái khác nhau.
Hồ Altaussee, Áo (Ảnh:Christina Anzenberger-Fink & Ton, Redux)
Ngôi nhà thuyền nổi bật trên hồ nước xanh trong nhìn ra ngọn núi Trisselwand cao hơn 1.000 mét tạo nên quang cảnh vô cùng nên thơ, trữ tình.
Thung lũng Corcora, Colombia (Ảnh:Alex Treadway)
Thung lũng Corcora tươi tốt là một phần của Vườn Quốc gia Los Nevados. Đây là nơi sinh sống của loài cọ sáp khổng lồ cao nhất thế giới (có thể cao tới 60 mét).
Nhà sách, Buenos Aires (Ảnh:Bob Krist, National Geographic)
Nhà sách khổng lồ được trang hoàng lộng lẫy khiến các du khách có cảm giác như đang bước vào một nhà hát Opera.
Bờ biển Legzira, Ma-rốc (Ảnh:Bertrand Gardel, Getty Images)
Vòm đá tự nhiên đỏ rực dưới ánh hoàng hôn tạo thành một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ
trên bãi biển Legzira, phía nam của Thành phố Agadir, Ma-rốc.
Begonias, Brussels (Ảnh:Francois Lenoir, Reuters)
Tấm thảm hoa khổng lồ của Begonias tại Grand-Place, quảng trường trung tâm Brussels, Bỉ. Những tác phẩm hoa này được công bố hai năm một lần vào tháng Tám và được trưng bày trong vài ngày.
Sala Regia, Vatican (Ảnh:Victor Boswell, National Geographic)
Vệ binh Thụy Sĩ nghiêm trang chào trong Sala Regia, một hội trường gần nhà nguyện Sistine ở Vatican City. Vatican là đất nước đông dân nhất thế giới, nằm hoàn toàn bên trong thành phố Rome.
Biển Chết, Israel (Ảnh:George Steinmetz, National Geographic)
Biển Chết nằm gần Ein Bokek, Israel có độ mặn hơn nước biển thông thường khoảng 10 lần và là điểm thấp nhất của trái đất.
Sa mạc Atacama, Chi-lê (Ảnh:Richard Nowitz, National Geographic)
Sa mạc Atacama kéo dài 600 km từ biên giới phía Nam của Peru và miền Bắc Chile là nơi khô cằn nhất trên Trái đất.
Đỉnh Everest (Ảnh:Cory Richards, National Geographic)
Trước khi được đặt tên là Everest bởi người Anh vào năm 1865, đỉnh núi cao nhất thế giới đã có nhiều cái tên khác nhau. Người Tây Tạng gọi nó là Chomolungma, nghĩa là “Người mẹ của Vũ trụ”.
Metropol Parasol, Seville (Ảnh:Dorothea Schmid, laif/Redux)
Đây được xem là công trình kiến trúc bằng gỗ lớn nhất thế giới được hoàn thành vào năm 2011.
Hồ Biwa, Nhật Bản (Ảnh:Toru Hanai, Reuters)
Một cổng đền thờ Shinto nhô lên từ hồ Biwa - hồ nước ngọt lớn nhất của Nhật Bản. Hồ được baoquanh bởi các dãy núi và được nuôi dưỡng bởi 460 suối, là nơi cung cấp nước cho 14 triệu người.
Chiar Khota, Bolivia (Ảnh:Sergio Ballivian, Tandem)
Hồ Chiar Khota nằm trong khu vực núi Andes – dãy núi dài nhất thế giới chạy dọc theo bờ Tây lục địa Nam Mỹ.
Đấu trường Colosseum rực rỡ trong tuyết, Rome (Ảnh:Gabriele Forzano, Reuters)
Đấu trường La Mã được xây dựng cách đây 2.000 năm nhằm tổ chức những trận đấu của các đấu sĩ La Mã. Đấu trường có sức chứa lên tới 50.000 chỗ ngồi.
Hồ McKenzie, Úc (Ảnh:Peter Harrison, Getty Images)
Dải cát trắng và làn nước trong xanh là điểm thu hút du khách đến với Hồ McKenzie, một trong hàng chục hồ trên đảo Fraser ở Queensland.
Rừng Quốc gia Zhangjiajie, Trung Quốc (Ảnh:Keren Su, Corbis)