[justify] [/justify]
[justify](ĐVO) – Tối ngày 26/6, mười người đã nhập viện cấp cứu do ăn thịt và nội tạng cóc. Đến 28/6, vẫn còn ba bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch.
Anh Rơ Lan Zíc (20 tuổi) - một trong 10 nạn nhân của vụ ngộ độc, cho biết chiều 26/6, anh cùng 20 người trong làng đi làm rẫy cà phê để đổi công cho một người dân ở làng Ghè (xã Ia Đok, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).[/justify]
[justify]Khoảng 17h, một người trong nhóm phát hiện ở gốc cà phê có một bầy cóc nên bàn nhau bắt để làm mồi nhậu.[/justify]
[justify]Một người chạy về làng lấy 2 lít rượu, những người còn lại cùng nhau bắt một con cóc rồi ra bờ suối làm thịt, gỡ bỏ da, lấy trứng cóc bỏ vào ống lồ ô rồi nấu lên; còn thịt cóc được róc ra và nướng trên lửa.[/justify]
Bệnh nhân Rơ Mah Hýp đang dần hồi phục sức khỏe sau điều trị. Ảnh: Nguyễn Giác |
[justify]Anh Zíc cũng cho biết, dù da cóc đã được gỡ ra nhưng mỡ cóc, trứng cóc, nội tạng được giữ lại để nấu lên nhậu, nhiều người còn bắt cả dế chấm với mỡ cóc để ăn.[/justify]
[justify]Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, qua tìm hiểu các bệnh nhân đã dần hồi phục không còn triệu chứng nôn ói, đau đầu, khó thở; riêng Rơ Mah Hýp-19 tuổi và Puih Liệu-15 tuổi sức khỏe đã dần hồi phục sau khi được cấp cứu kịp thời.
Riêng nạn nhân tử vong là Kpuih Thung, do uống nhiều rượu và ăn toàn trứng cóc. Trên đường về nhà nạn nhân nói đau đầu nên được bạn chở về và đưa vào phòng ngủ, đến chiều tối Thung được người nhà phát hiện đã chết.[/justify]
Trong cơ cóc - hay còn gọi là thịt cóc không có chất độc. Chất độc ở cóc chỉ có ở nhựa cóc và nội tạng (gan, trứng). Thịt cóc không có độc tố và có giá trị dinh dưỡng rất cao; nhựa cóc còn gọi là thiềm tô là nhựa tiết ở tuyến sau mang tai, tuyến trên mắt và các tuyến trên da của cóc. Chất độc trong tuyến mang tai có lượng độc tố rất cao. Trong gan và buồng trứng cóc cũng có lượng độc tố cao. |