Thấy blog của TADN chết queo rồi, bỏ mấy bài hay cũng uổng. Nay cóp về đây để anh em đọc chơi đỡ ghiền. Rồi ta cũng sẽ viết thêm cho xôm tụ.Ngải thường mọc ở đâu?
Họ hàng nhà ngải có mặt hầu hết ở các nước vùng nhiệt đới. Từ các nước cận xích đạo như Peru , Achentina, Chilê cho đến rải rác ở các vùng đất dọc theo dòng sống Amazona. Ngải xuất hiện cả ở vùng rừng già Châu Phi, đặc biệt là nơi có đông đảo các bộ lạc ít người sinh sống.
Ở Châu Á, ngải có mặt ở hầu hết các nước thuộc vùng Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, CamPuChia,Thái Lan, Miến Điện, Inđonesia, Philippin mà người xưa còn gọi là khu quần đảo Nam Dương.
Ở Trung Quốc, ngải mọc nhiều ở các vùng Tứ Xuyên, Ba Thục, Miêu Cương, nơi có nhiều bộ tộc ít người sinh sống.
Còn tại Việt Nam , suốt cả dải đất từ Bắc chí Nam, nơi nào ta cũng thấy bóng dáng của họ hàng nhà ngải. Bắt đầu từ khu vực Tây bắc nước ta, ven theo dải Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, ngải mọc rải dài theo dải Trường Sơn vào tận trong Nam .
Ở khu vực miền Nam , ngải sinh sống hầu hết ở các vùng miền. Từ các vùng cao nguyên miền Đông Nam bộ như Lâm Đồng, Đồng Nai, Tây Ninh cho đến đồng bằng miền Tây Nam bộ như những cồn đất ở Bến Tre, vùng đầm lầy ở Đồng Tháp. Mỗi vùng thuỷ thổ khác nhau lại có những loại ngải khác nhau. Cho nên, khi tìm được ngải quý, các thầy đều bó cả đất ở vùng có ngải mọc về để trồng. Nếu không, thời gian đầu ngải sẽ èo uột khó sử dụng.
Nơi mà ngải xuất hiện nhiếu nhất vẫn là ở vùng đồi núi. Có lẽ địa linh nơi đó giúp cho ngải thêm sanh khí chăng? Ở những nơi khác tôi không rành, nhưng chỉ riêng địa phận của dải Thiên Cẩm Sơn (núi Cấm) ở An Giang, theo lời của một số đạo sĩ tu tập lâu năm trên đó thì… người ta tính được đã có trên 360 loại ngải khác nhau mọc rải rác từ chân núi lên đến đỉnh.
Khi đọc quyển “Tìm hiểu ngải nghệ” của Huỳnh Liên Tử, tôi thấy tác giả diễn tả những loại ngải nằm sâu thẳm trong rừng già, nơi ít có bóng người qua lại. Chỉ một chi tiết này thôi đủ thấy tác giả không phải là người trong đạo, và kiến thức để viết sách dựa trên những câu chuyện truyền thuyết là chính.
Ngải vốn có tánh linh. Tánh linh trưởng dưỡng là nhờ có sinh khí con người. Cho nên, nơi nào có hơi người là ngải tụ về sinh sống. Muốn vô rừng tìm ngải, phải đến những chỗ có người thường qua lại. Cho nên, ở tận chốn thâm sơn, không có hơi người làm sao mà linh cho được. Nếu linh thì nó linh với ai đây?
Con người là chủ tể trong vạn vật. Không có sanh khí cùng với sự tác ý của con người, khó tìm đâu ra sự linh ứng.
Nói đến đây, tự mình cảm thấy vô cùng tủi thẹn. Bởi học hỏi tu tập bao lâu nay mà kiến văn về ngải cũng không qua được hai mươi loài. Sư huynh Minh Tịnh của tôi chuyên sâu là thế mà khi được hỏi, huynh cũng tâm sự thật lòng rằng chỉ biết hơn ba mươi loài từ ngải thông dụng đến các loài mala độc tướng mà thôi, còn những loài khác chỉ biết tên nhưng chưa bao giờ gặp và luyện thử.
Vậy mà, sau này rải rác trên các diễn đàn, tôi thấy có nhiều người viết bài, vừa đọc qua đã biết ngay là người không hiểu biết, không tu luyện ngải nghệ. Nhưng những người ấy lại vẽ vời khoác lác về đủ thứ ngải trên đời. Thậm chí còn bày vẽ cho cách luyện ngải…Chỉ tội cho những người trẻ tuổi ham tìm tòi của lạ háo hức tập tành theo bất chấp lời cảnh báo. Đến khi xảy ra chuyện, bị tẩu hoả nhập ma, thật tình không biết ai là người giúp đỡ.
Tôi có đem chuyện này tâm sự với sư huynh tôi, huynh ấy khuyên nhủ, người ta lao vào tập cũng là do duyên nghiệp của họ nên mới gánh hậu quả, hơi đâu mà lo lắng. Tôi hiểu vậy nhưng vẫn chạnh lòng. Nếu không có những kẻ khoe khoang kiến thức, đem huyền môn ra diễn đàn làm chuyện trà dư tửu hậu thì sẽ không có những người khoái lạ, ham vui, thích thần thông, mê pháp thuật lao vào thử lửa. Tôi có đọc trên một diễn đàn về huyền thuật, có kẻ dám đem bài chú gọi ma chết ngoài đường gắn vào phép luyện ngải yêu. Thử hỏi, có người bắt chước luyện theo thì chuyện gì sẽ xảy ra cho những người nhẹ dạ ấy!
Viết đến đây chợt buồn thay cho cuộc đời đen trắng bất phân, thị phi điên đảo…
4.Các loại ngải
NgảI có rất nhiều loại khác nhau. MỗI loại ẩn chứa những công năng sử dụng khá độc đáo. Vì vậy, khi phân loại có thầy chia ngải theo họ, theo giống loài hoặc phân loại ngải dựa theo công năng của nó.
Nếu chia theo đặc điểm giống loạI, ngảI thường có ở các loài chủ yếu sau:
1- Họ ngải hổ: hiện nay theo thống kê chưa đầy đủ thì họ hổ này có khoảng 12 loài ngải. Gồm hắc hổ (khala mao), bạch hổ, thanh hổ, huỳnh hổ, xích hổ, ngải vằn, ngải gió, ngải tím, ô mặt tròn, ô chu nụ, ô mộc xì tô …
Trong họ hổ lại chia ra thành hổ đực và hổ cái.
Hổ đực thân to khoẻ, có những cây phần gốc to bằng cổ tay, phần ngọn cao hơn đầu người lớn. Hôm về núi Cấm, đi ngang qua Điện Pháo binh, mấy huynh đệ tôi tình cờ phát hiện mấy bụi bạch hổ cao quá đầu người. Có lẽ mọc đã lâu năm lắm rồi mà không người lui tới. Lập tức ra tay…Hôm đó thu hoạch một bụi không dưới 1kg củ.
Hổ cái lá tròn và xoè ra thành tán, thân thấp lùn so với cây hổ đực.
Mặc dù có khoảng 12 loài hổ, nhưng khi trồng, các thầy thường chọn 5 loại tiêu biểu nhất lập thành ngũ hổ tướng để luyện và sai xử.
Công năng của ngải hổ khá mãnh liệt. Bỏ qua chức năng về thuốc vì xét thấy không cần thiết, tôi chỉ trình bày về các công năng thuộc lĩnh vực huyền môn.
Chức năng đầu tiên là tăng lực, luyện phép gồng, đánh võ đài không biết mệt. Trước khi lên võ đài, võ sĩ đọc câu chú thỉnh tổ ngải và ngậm củ ngải vào trong miệng. Sức mạnh của ngải hoà vào sức mạnh của con người khiến cho võ sĩ tăng cường sinh lực, cơ thể trở nên rắn chắc, chịu đựng bền bỉ trước những cú đánh của đối phương, không có cảm giác đau đớn mệt mỏi…
Thật ra, trong thực tế vẫn có những võ sĩ thượng đài ngậm ngải mà vẫn thua đau thua đớn. Chuyện dễ hiểu. Võ sĩ dùng ngải mà không biết giữ giới luật, phạm cấm kị của môn phái như sa vào tửu sắc, ăn phạm đồ kiêng kị của ngải. Cũng có khi thượng đài gặp phảI võ sĩ cao tay ấn hoặc có thầy giỏI đỡ lưng, dù có ngậm ngảI cũng không thành tựu.
Ngải hổ được trồng thành bụi trước cửa làm thần giữ cửa, chức năng của ngải lúc này là ngăn ngừa trộm đạo. Khi có trộm, ngải báo cho chủ nhà biết để đề phòng. Hoặc ngải linh có thể cầm chân kẻ trộm không cho chúng lấy được tài sản mà tẩu thoát.
Có rất nhiều câu chuyện lưu truyền trong dân gian về việc này. Trước đây, ở Bình Chánh có ông thầy Ba Lộ. Ông chuyên về chữa trị Nam dược và khoán sưng trặc, nuôi con nít. Khách khứa rất đông nên kẻ gian lầm tưởng nhà ông có nhiều của cải. Nhân lúc ông vắng nhà, tên trộm vào nhà tìm cách vơ vét của cải. Nhưng, lúc vào nhà rồi, nó cứ đi quanh quẩn như lạc vào ma trận không tìm được lối ra. Mãi cho đến khi thầy Ba đi công chuyện trở về, tên trộm mớI quỳ thụp xuống lạy lục xin tha…
Trong câu chuyện về xứ Mường “Bí ẩn nơi đất bùa” mà bạn Bin571 post lên trang TGVH, phóng viên viết về bà Hạnh ở bản Mường Ao Tá. Bà ta có việc đi cả tuần, cửa để ngõ mà không một ai dám lai vãng đến. Điều gì khiến cho bà tự tin bỏ cửa đến thế? Điều gì khiến cho ngườI xung quanh không ai dám vào trộm cắp? Phải chăng bà đã sử dụng ngảI để làm thần giữ cửa.
Ngoài ngải, các thầy miền cao cũng thường sử dụng ma xó vào việc giữ nhà, giữ rẫy. Nhưng đó lại là chuyện khác…
…Ở phần trước tôi có kể về việc các vị phương sĩ biểu diễn huyền công. Họ cho khán giả thử dao bén bằng cách chặt mấy khúc mía đứt ngọt xớt như cắt tàu hủ. Sau đó, để cho khán giả cầm dao ấy đâm chém vào tay, lưng, bụng của mình. Những vết chém chỉ để lại các nếp hằn màu đỏ trên da… Về sau, tôi được biết những vị ấy dùng ngải hổ để luyện phép gồng.
Có hai cách luyện phổ biến:
1- Ngậm củ ngải vào miệng, đọc chú hội tổ.
2- Luyện ngải vào trong dầu, xoa dầu lên thân thể.
Nhưng, người luyện ngải bậc cao thường chọn cách thứ ba: Ngải và người hợp nhất. Thầy luyện thành rồi thì ăn luôn cả củ ngải. Ngải thường trực ở trong người, người cũng chính là ngải. Công lực tăng lên gấp bội phần so với hai cách đầu.
Nhưng vạn vật đều có mặt trái của nó. Nếu một ngày nào đó ngải sư phạm phảI đồ khắc kị, hậu quả sẽ kinh khủng hơn những người không nuốt ngải.
Trước nay, nhắc đến cầu tài, ngườI ta thường nghĩa đến các loại ngải nàng. Nhưng trong họ ngải hổ, bạch hổ là loại cây có thể vận chuyển tài lộc rất tốt. Trồng hai bụi bạch hổ trước nhà không chỉ xua tà khí, khử gió độc, đuổi vong lạc, mà còn có thể chiêu tài. Chỉ cần hàng đêm đốt nhang đọc chú cầu tài, lập tức hôm sau sẽ có tài khí vãng lai.
Cũng cần nói rõ, tài khí của con ngườI đa phần là do vận số và kiếp nghiệp. Ngải vận chuyển tài lộc cũng trong một giới hạn nào đó, ngải không thể thay đổi khí vận của con người. Đừng quá mê tín vào ngải để rồi thất vọng vì không thoả mãn.
Ngải hổ còn nhiều công dụng khác. Người đàn ông tinh dương suy yếu do thể trạng bạc nhược (không phảI do dâm dục quá độ), dùng củ ngải hổ đã luyện thành hoà rượu mà uống kèm vớI bài chú vận chuyển. Sức mạnh của ngải là cơ hội để người bệnh phục hồi nguyên dương của mình.
Tuy nhiên, ngải chỉ có tác dụng làm đòn bẩy cho khúc dạo đầu. Muốn cường thân bền bỉ, bản thân người bệnh phải có pháp môn tu tập riêng. Đáng tiếc, người ta thường trễ nãi biếng lười, thói quen dựa dẫm vào thế giới vật chất hoặc sức mạnh tâm linh chính là mối hoạ tiềm ẩn trong cuộc sống chúng ta.
Ngoài ra, trong họ ngảIicòn có một loại đặc biệt gọi là ngải trầm. Tên gọi của nó được đặt theo công năng diệu dụng khi người ta ngậm củ ngải để vào núi tìm trầm. Loại này tôi cũng chỉ nghe thầy kể lại chứ chưa từng biết qua. Vả lại, ngày xưa bản thân tôi rất ghét ngải nghệ cho nên cũng không chú tâm tìm hiểu cho lắm. Thầy tôi kể rằng, người ta thường đi rừng tìm kiếm trầm hương và kỳ nam. Ở những nơi ma thiêng nước độc có khi mấy tháng trời lặn lội ở vùng rừng sâu núi thẳm, mà không tìm được cây trầm. Lúc ấy, không có lương thực nào cung cấp nổi. Người ta phải dùng đến loại ngải này để hỗ trợ. Tôi xin trích dẫn 2 đoạn viết về loại ngải trầm của huynh Thanh Pali và nhà văn Thanh Tịnh để mọi người rộng đường tham khảo.
+ Ngải nghệ ghê gớm như vậy , kẻ yếu ý chí mà luyện ngải tà độc , dể bị nó khống chế ,trở thành ác quỷ ban ngày giửa dương gian ,như ngậm ngải tìm trầm trong rừng sâu mấy tháng trời , không bị lam sơn chướng khí mà chết , không đói , không lạnh , mà trầm thì chưa thấy , lạc mất đường về . Nếu ai lờ mờ mò được về đứng trước cửa nhà , thì vợ lấy chổi chà quet cứt gà , khệnh lên óc o mấy cái , người đó liền ói củ ngải ra ,ngả vật ngất xỉu vì ngải không còn cho sức chịu đựng , liền đem gừng vắt cho uống , lần hồi bình phục . Còn kẻ xấu số vì lạc quá sâu ,phải nuốt luôn củ ngải lúc ngủ ,liền quên hết chuyện cũ ,sống vật vờ trong rừng , bắt thú xé ăn sống xít . Mà trong người rất nóng ,ban ngày vô khe kẹt nằm tránh mặt trời , đêm về ngó mặt trăng hít hà thu khí âm cho đở nóng . Riết râu tóc mọc dài như bộ lông thú ,hú vang lên trong những đêm hè oi bức ,người ta gọi đó là Xà niên ! (Thanh Pali)
+ Muốn tránh tai họa, người đi tìm trầm phải ngậm ngải. Theo lắm người kể chuyện, ngải là một thứ củ cây do người Mọi ở Trường Sơn luyện rất công phu. Họ hấp củ cây ngải trong lò mật ong một tháng, để giữa dòng suối chảy một trăm ngày. Ðoạn phải đặt trong tay đủ năm người chết, và đeo trước ngực năm bà già trong đời giữ vẹn tiết trinh. Vẫn chưa hết. Xong phải nhét vào trong cái giò heo để lừa cho hổ ăn. Nghĩa là nếu may thì ngải sẽ nằm trong bụng hổ. Ðoạn phải bẫy cho được con hổ ấy, rồi giết ngay và lấy ngải ra.
Ngải lúc ấy là một cái bùa thiêng có sức mạnh huyền bí. Ai ngậm nó mà đi vào rừng thì không ăn không uống cũng sống được. Và thú dữ dù đi sát bên cạnh cũng không thấy mình được. Nhưng hạn trong ba tháng mười ngày phải trở về nhà nhả ngải ra. Nếu không thì người ấy sẽ mọc lông, trổ vuốt, thêm nanh và hóa ra hổ thật…(Thanh Tịnh – “Ngậm ngải tìm trầm”)
Trong các loài ngải hổ, khalamao (hắc hổ) là loại ghê gớm nhất. Có một số bạn trẻ liên lạc với tôi và cho biết đang trồng loại ngải này để chiêu tài. Tài đâu không thấy, tôi chỉ thấy phiền phức nhiều hơn mà thôi.
Vì sao vậy? Công năng chủ yếu của hắc hổ là sát phạt. Cho nên, trong lúc trị tà, loại ngải này đóng vai trò chủ chốt.
Công năng thứ hai của ngải hắc hổ còn lớn hơn nhiều. MỗI khi thử nghề nhau, các thầy thường mượn hắc hổ xuất chiêu. Chỉ cần qua được cửa ải khalamao, người thầy được thử mới có chỗ đứng trong huyền môn linh giới.
Chuyện thử ngải như thế nào, bản thân tôi không rành lắm. Nhưng nếu có biết, tôi cũng không can đảm trình bày. Thế gian muôn màu muôn vẻ, một bạn trẻ ham vui nào đó lấy ra thử lửa với bạm mình, nhỡ có chuyện gì đó xảy ra, người viết phải nhận lấy hậu quả đầu tiên.
Ông dượng của tôi (anh rể của bà nội) là người tu luyện ở núi Tà Lơn cùng hai huynh đệ khác. Sau ba năm tu tập, mấy anh em đều lạy thầy trở về. Trước khi chia tay, ai nấy đều hỏi thầy chút ít về hậu vận. Thầy gieo quẻ: Ông dượng tôi sẽ làm bạn với trâu, đại sư huynh của ông bạo phát bạo tàn, chỉ có người tam sư đệ nối nghiệp thầy với cuộc đời êm đềm bình ổn.
Lời tiên đoán của thầy đã thành sự thật. Sau khi lấy vợ, phép tắc của ông dượng tôi dần dần mất hiệu nghiệm. Chẳng bao lâu, ông đi chăn trâu mướn cho người khác kiếm sống đến già. Tam sư đệ của ông mở tiệm thuốc gần chợ, cuộc sống bình ổn. Vị này, thuở nhỏ nội tôi có dẫn đến khoán sưng hàm một lần nên tôi còn nhớ rất rõ.
Riêng đại sư huynh…
Vừa xuống núi chẳng bao lâu thì ông đã trở thành cao thủ nổi tiếng trong giới ngải nghệ. Tiếng đồn về ông vang khắp nơi. Nghe ai làm thầy ông đều đến thử ngải. Nhiều thầy nghe ông giỏi cũng khăn gói tìm đến đọ sức. Cho đến ngày giỗ gia tiên của ông, có hai thầy từ Đồng Nai và Đồng Tháp đến gặp… Sau khi cơm nước đãi đằng, ba ông ngồi thử ngải với nhau. Mỗi người rót một ly nước trắng đưa cho nhau uống…
Kết quả, ông thầy ở Đồng Nai trào máu miệng. Ông thầy ở Đồng Tháp tàn phế dở điên dở dại. Còn đại sư huynh của ông dượng tôi thì … chết 2 ngày sau đó.
Câu chuyện này tôi nghe ông dượng kể hơn 27 năm về trước. Lúc đó tôi mới bước vào cửa huyền môn được vài năm. Nhưng nó in sâu mãi trong tâm trí tôi như một bài học về luyện ngải…
…Tháng rồI tôi có công việc đi về Hậu Giang, đi ngang qua huyện Cái Răng thấy ngườI ta trồng ngảI hổ trước nhà nhiều vô kể. Có những bụI hổ lùn trổ hoa xum xuê thấy bắt thèm. Chỉ tiếc một điều không thể dừng xe xuống chụp mấy tấm hình làm tư liệu. Bà con ở dướI đây trồng ngảI tự nhiên như trồng cà trồng mướp. Chù yếu họ dùng để làm thuốc và giữ nhà. Nhà ở quê đi cả trăm mét mới có một căn, người nhà lắm khi ra ruộng đến xẩm tốI mớI về nhóm bếp làm cơm. Gia sản của họ để mặc trong căn nhà trống đó. Gặp thời buổi trộm đạo hoành hành, dẫu có nuôi chó giữ nhà mà mình đi vắng cũng bằng không. Cho nên, dùng ngảI giữ nhà xem như là một liệu pháp tinh thần ổn định nhất. Nửa đêm đau bụng trúng gió, chạy ra trước đào vài củ ngảI đánh gió thay gừng, đập dập củ ngải pha chút nước sôi cho uống cũng nhanh chóng giảI trừ tật bệnh. Từ đó, cây ngải gắn bó luôn vớI người dân quê như vị rau cây thuốc.
Vậy mà đọc trên các diễn đàn, tôi thấy nhiều bạn trẻ không hiểu biết gì về ngải, nghe ngườI ta đồn thổI cũng vào diễn đàn ăn nói lung tung khiến cho ngườI không biết hoang mang sợ hãi, kẻ hiểu chuyện bấm bụng cườI thầm.
Khá khen thay cho thùng rỗng kêu to, không hề biết ma nhưng tả ma số dzách!!!
Biết tôi có viết loạt bài về ngải, sư huynh tôi cũng nhiệt tình góp ý thêm. Để tôi mở rộng kiến văn, ông rủ tôi cùng ông tác pháp bán nhà cho một người quen. Đến nhà ngườI ta mớI biết, khi việc vào đến tay mình chủ nhà đã bị thầy bà vơ vét đến gần khánh kiệt. Nhà đã nghèo cần bán gấp để trả nợ ngân hàng, chủ nhà đăng quảng cáo nhiều lần. Nhưng khách khứa đến xem một lần rồi biến mất tăm. Túng quá, bà chủ nhờ đến thầy bà làm phép. Thầy không cần biết chủ nhà giàu nghèo ra sao đã hét giá 300$. Đã vậy, sau khi bán được nhà phảI hậu tạ thầy 3% tổng số tiền bán được.
Chủ nhà cũng gật đầu liều…
Vậy là nhà chưa bán, chủ nhà đã phải cúng thầy 300$ tiền lễ tổ. Nhiều tháng trôi qua, nhà vẫn không bán được, giấy ngân hàng thúc nợ liên tục, gọI điện cho thầy thì thầy không bắt máy. May nhờ một ngườI bà con chỉ chỗ đến nhờ cậy sư huynh tôi…
… Đến nơi xem kỹ huynh đệ tôi biết ngay là căn nhà bị ếm từ mấy đời chủ trước. Sau khi cúng Thổ địa, sư huynh tôi móc ở chân tường ra một đống bùa Lỗ Ban Sát đã ẩm mốc… Tôi làm phép tẩy tịnh rồI phép vận chuyển, sư huynh tôi lo chuyện cúng đất cúng nhà, cúng chư vị binh gia.
Nhưng, có một điều tôi cần kể ở đây là binh gia huynh ấy chỉ gửI ngoài đầu ngõ, còn trước cửa và bốn góc nhà lạI dùng ngảI để chiêu tài. Thủ sẵn mấy củ ngảI bạch hổ trong tay, Minh Tịnh vừa đi vòng quanh nhà vừa đọc chú gọI ngải. Xong, huynh nhai nát củ ngảI hổ phun đủ bốn góc và trước cửa…
Bây giờ tôi mớI biết dụng ý sư huynh tôi khi rủ tôi cùng đi theo. Cây ngảI hổ cũng có binh ngảI đi theo. Công năng diệu dụng của hổ đến bây giờ tôi mớI rõ là hỗ trợ làm phép bán nhà…
Khi tôi gõ những dòng này thì căn nhà đã được bán xong. Huynh đệ tôi nhận được hai phong bao, mỗI phong bao 360 ngàn đồng, cộng lại là 720 ngàn, vừa đúng vớI con số địa. Tôi đưa hết cho Minh Tịnh vì xét thấy mình không nên dính dáng vào chuyện ngày xưa nhiều quá. Số tiền ấy được Minh Tịnh chia làm ba phần đều nhau: một phần mua nhang đèn bánh trái, giấy vàng, son tàu, châu sa, thần sa; một phần đem giúp đỡ những ngườI khốn khó; còn lại 240 ngàn mua mấy thùng mì chay, dầu ăn, và … trả tiền chầu cà phê cho cả hai huynh đệ chúng tôi.
Như vậy, trong mấy bài ngắn gọn ở trên, tôi đã giới thiệu khái quát phần nào về các công năng của loạI ngải hổ. Còn nhiều công năng khác nhưng vì kiến văn hạn hẹp và có những điều tế nhị không tiện trình bày sợ các bạn nhỏ và ngườI đời nghĩ lệch lạc không hay nên tôi tạm dừng phần khái quát về ngải hổ ở đây.