Teen 24h 2009-03-29 00:47:28

Thế giới Graffity trong giới trẻ Hà thành (tiếp)


(VTC News) - Hà Nội hiện có 6 nhóm graffity đang hoạt động. Đó là Toyings (do Dương làm trưởng nhóm); nhóm Days Even Days; S5; BSP; Zappy và “nổi đình nổi đám” nhất là nhóm Street Jockey (SJ) do Linh_fish (một sinh viên trường Mỹ thuật) làm trưởng nhóm.
(VTC News) - Hà Nội hiện có 6 nhóm graffity đang hoạt động. Đó là Toyings (do Dương làm trưởng nhóm); nhóm Days Even Days; S5; BSP; Zappy và “nổi đình nổi đám” nhất là nhóm Street Jockey (SJ) do Linh_fish (một sinh viên trường Mỹ thuật) làm trưởng nhóm.

> Hiphop Hà Thành - Bài 1: Cơn gió hoang Graffity

Style… “bôi sỹ”

Một buổi chiều tình cờ tôi gặp một nhóm bạn đang mải mê “ký họa” dưới con đường cụt của tuyến đường mới mở chạy lên đường Bưởi. Đoạn đường ấy, các nhà đầu tư, đơn vị thi công còn đang dang dở công tác giải phóng mặt bằng, làm vỉa hè, làm đường thoát nước… nên nó được chặn lại bằng những khối bêtông vuông vức. Cho nên, nó trái ngược hoàn toàn với con đường tấp nập phía trên.

Một nhóm bạn trẻ chừng mươi người, mỗi người một việc, một không gian… đang tập trung cao độ cho những bức vẽ sắp hoàn thành. Có mấy “anh bạn” cả Tây và ta đang chĩa máy quay về phía các “họa sỹ nhí” đang mải mê làm công việc sáng tác nghệ thuật. Sau này, qua cô trưởng nhóm nhỏ nhắn và xinh xắn tên Dương, tôi được biết, đó là một nhóm graffity đang “biểu diễn” để một đài truyền hình của nước Đức quay tư liệu cho phóng sự về đời sống giới trẻ Việt thời hiện đại.



Một sản phẩm của các "bôi sỹ" trẻ.

Cũng qua Dương, tôi được biết đến một “thế giới graffity” đang hiện hữu, đang sống mạnh mẽ và cuồng nhiệt ngày đêm, với một trật tự, quy củ, lề luật khá nghiêm ngặt của những bạn trẻ thuộc cư dân của giới “nổi loạn” mà nhiều người cho rằng họ luôn tự do đến mức… vô kỷ luật, ngẫu hứng đến crazy và luôn là “mầm mống” của những sự bứt phá bất cần không theo chuẩn mực của xã hội…

Thế nhưng, những điều đó không hoàn toàn đúng và không phải là tất cả về graffity!

Hà Nội hiện có 6 nhóm graffity đang hoạt động và có sự phân bố riêng biệt về địa bàn. (Địa bàn ở đây là chia theo khu vực hoạt động của các nhóm chứ không phải địa bàn cai quản giống như các băng đảng xã hội đen!). Đó là nhóm Toyings (Đồ chơi) do Dương làm trưởng nhóm; nhóm Days Even Days; S5; BSP; Zappy và “nổi đình nổi đám” là nhóm Street Jockey (SJ) do Linh_fish (một sinh viên trường Mỹ thuật) làm trưởng nhóm.

Nhóm Toyings của Dương gồm 13 thành viên, hầu hết là các bạn trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường. Theo level (đẳng cấp), nhóm được chia làm 3 cấp dựa trên trình độ để xếp loại, phân biệt “ngôi thứ”. Mỗi thành viên đều có một style riêng của mình. 3 tháng, Toyings hoạt động tập thể một lần, thường là các hoạt động dã ngoại mang theo “đồ nghề” là các bình sơn xịt để vẽ. Địa điểm được “nhắm” trước là những bức tường trống, ít người qua lại, không thì sẽ là một khoảng không gian lý tưởng, rộng rãi để các “bôi sỹ” thể hiện ý tưởng của mình.

Từ những lần sinh hoạt chung này, một thành viên “có kinh nghiệm, level cao” được tín nhiệm đứng ra đánh giá khả năng của từng người, nâng cấp, bậc… cho thành viên trong nhóm.

Sản phẩm có thể là những dòng chữ “cách điệu” phá cách theo lối chữ tượng hình. styles cơ bản của graffity gồm có: doble; wild style; blogs; 3D; art styles; free styles; simples; tag styles. Art và wild styles được đánh giá là “đỉnh” nhất. Chỉ những thành viên cấp 3 mới được đảm nhiệm những ý tưởng và hiện thực hóa bằng các bức vẽ wild và art. Người trưởng nhóm có trách nhiệm quản lý công việc chung của đội, từ công việc tổ chức hậu cần, quản lý quỹ, kết nối các member, lên lịch hoạt động, liên hệ với các nhóm graffity khác để tổ chức thi đấu.

Các tác phẩm được “chấm điểm” dựa trên các tiêu chí: line (đường viền); efect (hiệu ứng); back ground (nền); idea (ý tưởng); fill (bố cục)… Mỗi một lần “thi đấu” là một lần giao lưu học hỏi, chứ không thuần về “đấu đá hơn thua”.

Động lực lớn nhất của một writer là bức vẽ thể hiện được ý tưởng độc, sự phối màu đầy cá tính… Sự cố gắng của họ được cả nhóm thừa nhận và “nâng cấp” lên một level mới. Đối với những writer chính, trưởng nhóm sẽ liên hệ để tìm jobs (công việc) để họ thực hiện, lấy tiền công đó để trang trải chi phí cho cả nhóm…

“Đại hội các nhóm Graffity” đã được tổ chức 2 lần trong cả nước. Các Graffity chọn nhóm đại diện đi thi đấu để khẳng định “thương hiệu” của khu vực mình. “Mình có ý tưởng. Mình mong muốn được hiện thực hóa nó bằng các bức vẽ. Có sản phẩm rồi cần được sự chia sẻ. Graffity của bọn em cũng theo “quy luật” chung ấy. Tất cả, chỉ có thể gọi tên: đam mê!” – Dương tâm sự.

Cơn gió hoang?

“Chúng em có cách cảm nhận riêng về cuộc sống. Chúng em muốn được người lớn chia sẻ và đồng cảm với cách cảm nhận riêng của chúng em. Graffity cũng là một nghệ thuật. Đó là sự ngẫu hứng của những tâm hồn trẻ trung và thuần khiết. Miễn là không làm ảnh hưởng tới lối sống lành mạnh, không xao lãng việc học hành, không bỏ nhà đi bụi hay la cà quán xá… Đó là tất cả những điều mà em muốn được người lớn công nhận…” - Dương bày tỏ quan điểm.

“Tìm được một bức tường trống đã là điều khó khăn. Khó khăn hơn là chọn thời điểm nào để vẽ"…

“Mỗi người có một đam mê riêng, một khát vọng riêng. Với bọn em, graffity là một phần cuộc sống. Có thể, sau này bọn em ra cuộc sống, phải đi làm, phải bận mải với những lo toan do trách nhiệm của một người lớn chi phối, không còn thời gian nhiều cho nó, thì graffity mà chúng em đam mê từ tuổi trẻ, là những ngày tháng sôi nổi mà chúng em được sống với chính mình…”.

Phải thừa nhận, đối với những nhà quản lý giữ vệ sinh môi trường, một bức họa nhiều màu sắc theo trường phái “nổi loạn” của… quỷ Sa tăng; những dòng chữ cách điệu mà tập trung nhãn lực mới có thể gọi tên: seven love; the end days, the last Saturdays… không phải lúc nào cũng để lại thiện cảm cho họ, bởi đơn giản, họ phải làm tròn bổn phận giữ “sạch hè, đẹp phố” cho xã hội. Cho nên, graffity nói chung và graffity trong giới trẻ Hà thành nói riêng vẫn chưa có một sân chơi riêng, thực sự là của mình.

“Tìm được một bức tường trống đã là điều khó khăn. Khó khăn hơn là chọn thời điểm nào để vẽ. Chúng em là học sinh, chưa có tiền. Một bình sơn xịt 20.000 đồng. Nhịn chi tiêu những khoản khác để đóng góp vào quỹ nhóm, làm tài sản chung để trang trải cho quỹ; đi làm thêm, vẽ họa tiết trên giầy, trên quần áo, trang trí các quán café theo phong cách rock để có tiền quỹ sinh hoạt…

Tất cả những điều đó, chúng em cố gắng để thực hiện được niềm đam mê của mình. Đến một lúc nào đó, các nhóm graffity được “sở hữu” trong một chương trình sinh hoạt của giới trẻ, chắc chắn, tụi em sẽ đi tiên phong…

Với lại, đam mê của chúng em lành mạnh, không làm bố mẹ rầy la vì mảng chơi quên học hành… Graffity không đơn thuần chỉ là nổi loạn, không chỉ là “nghệ thuật bôi bẩn tưởng”. Quan trọng là nó được đặt đúng chỗ, để nó được công nhận là sản phẩm của niềm đam mê trong giới trẻ!”.

Tôi không đưa ra ý kiến của mình cho cô bé trưởng nhóm Toyings, vì chợt nhớ, có một lần, tôi được chứng kiến cơn phẫn nộ của bác bảo vệ một ngôi trường cấp III trên đường Thụy Khuê. Bác rầy la ầm ĩ, vì bỗng nhiễn, bức tường mới quét vôi sáng đẹp của trường bác, chỉ một sớm mai đã đầy những ký họa của graffity, như nụ cười toe toét của ông mặt trời trong tranh vẽ thiếu nhi.

Nhưng tôi biết, graffity không phải là những cơn gió hoang, khi những writers ý thức được niềm đam mê của mình, khi họ không quên nhiệm vụ của các cô cậu học trò ngày ngày 2 buổi lên trường, khi họ biết chọn thời điểm ban đêm, vừa soi đèn pin, vừa xịt sơn để mở khóa giải thoát cho những ý tưởng trẻ trung, đầy sức sống và cũng đầy ngẫu hứng, không giống ai của mình…

Kiên Trung

Bài 3: Những giấc mơ thiên đường rock
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)