Nguyệt san ghé thăm hàng tháng là điều phình phường với tất cả các XX nhưng khi “cô nàng” áo đỏ này cứ ì ì chảy mãi… không thôi thì có thể làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn gái chúng mình đấy nhé.
Vì thế XX phải quan tâm nhiều hơn, đừng lơ là với những dấu hiệu khác lạ mới toe của “cô nàng” nhé. Nhưng…
Thế nào là “quá nhiều”?
Lượng kinh trong mỗi chu kỳ kinh của các girl chừng khoảng 40-80ml. Nếu vượt quá 150 ml thì có nghĩa là XX đang bị “liệt” vào danh sách báo động đỏ “nguyệt san quá nhiều” rồi đấy nhé. Nhưng đo đếm chính xác số lượng nguyệt san xem ra có vẻ “kì ” quá phải không? Vì có ai lại đi “cân đong đo đếm” thứ đó của mình bao giờ đâu nhỉ? Đơn giản thôi! XX có thể tính lượng kinh theo số ngày mình “bị”. Thường một chu kỳ kinh kéo dài từ 3-4 ngày. Nhưng nếu “cô nàng” nguyệt san của XX mà cứ lê thê hết ngày này qua ngày khác dần rà leo đến con số “7 ngày” thì có nghĩa là …Rong kinh rồi đó (hay kinh nguyệt ra quá nhiều ý mà).
Nếu không dùng phương pháp tính ngày, XX cũng có thể lọ mọ “điểm danh” số lượng BVS mà bạn ý sử dụng trong một chu kỳ kinh và so sánh xem con số này có bị “dư” ra quá nhiều so với những lần “đèn đỏ” trước đây không. Nếu kinh nguyệt không vượt quá 200 cc thì XX có thể thở “phù” một cái rằng “cô nàng” nguyệt san của mình vẫn hoàn toàn khỏe mạnh và tất nhiên có thể khôi phục được lượng hồng cầu đã mất. Còn nếu quá 200 cc thì hãy coi chừng girl nhé vì đây là dấu hiệu báo động“cô nàng” nguyệt san của bạn đang “ổm”và bạn rất dễ bị thiếu máu đấy nhé.
Kinh nguyệt “quá nhiều” do đâu?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh này lắm! Tuy nhiên, XX có thể đọc để hiểu ba nguyên nhân chính cho căn bệnh …không phải nan y nhưng cũng không kém phần nguy hiểm này.
Đầu tiên là do chức năng buồng trứng bị rối loạn. Nhiều XX sẽ tá hoả lên: Rối loạn sao được chứ? Tớ ăn uống, luyện tập thể thao điều độ làm sao mà rối loạn được. Nhưng vấn đề lại nằm ở chỗ: Bạn mới “nhớn” cơ! Khi bạn mới “nhớn”, tất tần tật những “biểu hiện sinh lý” của bạn cũng chỉ đang ở độ tuổi “vườn trẻ”. Bé “nguyệt san” cũng chỉ mới chừng nửa hoặc 1 tuổi, “em” buồng trứng cũng còn non nớt, bập bẹ, đâu đã coi là hoàn thiện được. Vì thế buồng trứng chẳng thể rụng trứng theo một chu kỳ đều đặn nào cả mà nếu có thì chưa chắc các chức năng sinh lý của cơ thể XX lúc đó đã kịp trưởng thành đâu nhé. Và lúc đó, hiện tượng “xuất kinh” quá nhiều là điều rất dễ xảy ra. Y khoa thường gọi là chảy máu trong tử cung đó.
Nguyên nhân thứ nữa là do tuyết giáp giảm tiết hoóc- môn sinh trưởng. Biểu hiện rất dễ thấy của những XX bị lâm vào cảnh này là da dẻ sần sùi khô ráp, phồng rộp, đầy mụn nhọt san hô, đôi khi trí nhớ còn giảm sút rõ rệt, thể chất ngày càng kém đi. Chỉ đến khi đi đến bệnh viên, các bác sỹ mới há hốc mồm chữ O mà tuyên bệnh án rằng “Trời! Hoóc- môn sinh trưởng trong máu cháu giảm nhiều quá!”. Đối với trường hợp này, việc điều trị lại không gặp khó khăn vì chỉ cần bổ sung hoóc- môn tuyến giáp là XX lại có thể mặt mày xinh xẻo, cười tươi như hoa được rồi.
Thêm nữa, rong kinh rất dễ xảy đến với girl mang trong mình mầm bệnh u xơ tử cung, niêm mạc tử cung không tốt, hay mắc các bệnh về máu hoặc các chức năng khác trên cơ thể chưa hoàn thiện đấy.
Hic, kinh nguyệt quá nhiều làm sao đây?
Thiếu máu, mặt mũi xanh sao vàng vọt, thần kinh luôn bị kích động, trí nhớ suy giảm, mất ngủ triền miền, thậm chí là biếng ăn, học tập giảm sút, cơ thể mệt mỏi, không hứng thú với bất cứ chuyện gì là những triệu chứng XX gặp phải khi nguyệt san ra quá nhiều. Vì thế khi mắc chứng bệnh này bạn hãy đến ngay cơ sở y tế khám và uống thuốc cầm và bổ máu theo chỉ định của bác sỹ nhé.
Trên thị trượng hiện nay có rất nhiều loại thuốc cầm máu khác nhau, chỉ cần “phóng vù” một cái ra hiệu thuốc là XX có thể mua được dễ dàng nhưng tốt nhất là hãy dùng thuốc dưới sự tư vấn của các bác sĩ XX nhé vì như thế thì bạn sẽ nhanh chóng tìm được loại thuốc phù hợp với cơ thể mình. Nếu dùng thuốc mà không hiệu quả XX cũng có thể bổ trợ một vài loại thuốc có tác dụng bài tiết nữa, các loại thuốc này cũng có chức năng “kiểm soát” kỳ kinh rất hiệu quả đó XX ạ.