[justify]Các nhà nghiên cứu cho biết, không thể phát hiện HIV trong máu của hai người đàn ông đã bị nhiễm HIV từ lâu sau khi được cấy ghép tủy xương.[/justify]
[justify][/justify]
[justify][/justify][justify]Hai bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện phụ nữ ở Boston, Brigham (Mỹ), vẫn đang điều trị kháng virus kể từ khi cấy ghép. Những thuốc này làm việc để ngăn chặn virus.[/justify]
[justify]Phát hiện này rất có ý nghĩa, vì nó cho thấy khi ghép tủy xương cho các bệnh nhân HIV đồng thời vẫn thực hiện liệu pháp kháng virus, mầm bệnh đã bị tiêu diệt hoàn toàn.[/justify]
[justify]\"Chúng tôi hy vọng HIV sẽ biến mất khỏi huyết thanh của người bệnh, nhưng thật ngạc nhiên là không thể tìm thấy HIV trong các tế bào cơ thể họ\", tiến sĩ Timothy Henrich, một trong các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu 2 người đàn ông trên cho biết.[/justify]
[justify][/justify]
[justify][/justify]
Các nhà nghiên cứu có kế hoạch nghiên cứu thêm bệnh nhân nhiễm HIV dương tính, những người đã trải cấy ghép tủy xương.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng có hai sự khác biệt chính giữa các bệnh nhân Brigham và bệnh nhân Berlin ", Timothy Brown - người đầu tiên trên thế giới khỏi HIV.
Trong trường hợp bệnh nhân Berlin, người ta sử dụng các tế bào ghép được lựa chọn đặc biệt từ người hiến, chứa một đột biến gene chống lại HIV, thì hai bệnh nhân mới này chỉ nhận được tế bào ghép thông thường. Ngoài ra, hai người đàn ông này (một ở Boston, một ở New York) vẫn tiếp tục dùng các thuốc kháng virus, Timothy Brown thì không.
Tuy nhiên, cần có thêm nghiên cứu để khẳng định hai bệnh nhân này đã được chữa khỏi hoàn toàn