[justify]Rachael Shardlowbị đốt khi đang bơi ở sông Calliope, gần Gladstone, trước khi người anh trai 13 tuổi cố gắng để kéo cô bé lên trên bờ. Rachael nói với anh rằng cô không nhìn thấy gì, cũng không thở được, và cảm thấy xúc tu của sinh vật này vẫn bám chặt vào chân.[/justify]
[justify]“Thật kỳ diệu và khó có thể tưởng tượng cô bé có thể sống sót sau khi chịu những nốt đốt lan rộng đến vậy”, Jamie Seymour, phó giáo sư động vật học và sinh thái nhiệt đới tại ĐH James Cook, cho biết, “Khi lần đầu tiên nhìn thấy những bức ảnh chụp vết thương Rachael, tôi nghĩ là cô bé không vượt qua nổi, bởi Box Jellyfish là loài sinh vật có nọc độc khủng khiếp”.[/justify]
[justify]James và các cộng sự đang tìm hiểu xem Rachael sẽ phải mất thời gian bao lâu để bình phục và liệu cô bé có phải chịu đựng những biến chứng lâu dài hay không.
Cha của Rachael, Geoff Shardlow, nói rằng sau tai nạn kể trên, con gái mình có những vết sẹo và đôi khi mất trí nhớ trong thời gian ngắn, chẳng hạn cô bé đi xe đạp đến trường nhưng lại quên đi xe về. Điều ông lo sợ nhất là con gái bị tổn thương não. [/justify]
Chân Rachael chi chít vết xúc tu.
[justify]Box Jellyfish đứng đầu danh sách những loài vật có nọc độc nguy hiểm nhất thế giới. Kể từ năm 1954 đến nay, sinh vật nhỏ bé này đã cướp đi sinh mạng của 5.567 người.[/justify]
[justify]Chất độc của nó tấn công lập tức vào hệ tim mạch, hệ thần kinh và cả các tế bào da khiến nạn nhân chết lập tức vì trụy tim trước khi kịp cảm thấy đau đớn.[/justify]
[justify]Loài sứa này thường sống dưới những vùng biển sâu ở Thái Bình Dương, khu vực châu Á và cả ở Australia.[/justify]
Loài sứa Box Jellyfish độc nhất thế giới.