Nhiều lời khuyên đưa ra để giúp vòng eo thon gọn có vẻ… rất chí lí, nhưng thực ra chúng lại có mặt trái đấy bạn nhé!
Mật ong không tốt hơn đường
Rất nhiều teen khi bị viêm họng, đau cổ thường được mẹ “ưu ái” cho uống thứ chất ngọt diệu kì từ thiên nhiên này. Và rất nhiều người “nhớn” tin rằng độ ngọt của mật ong có lợi hơn nhiều so với đường và lượng glucose mà cơ thể người hấp thụ được từ mật ong sẽ thấp hơn.
Thực tế là lượng đường trong mật ong không hề ít hơn đường mà thậm chí còn… cao hơn (cả glucose lẫn fructose). Mà điều “đáng sợ” là, lượng fructose cao sẽ làm cơ thể chúng mình chuyển hóa chất béo “ác liệt” hơn, và tất nhiên hiện tượng béo phì sẽ “kéo đến” ngay lập tức.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và rút ra kết luận là trong mật ong cơ tới 65% là lượng đường, còn lại khoáng chất không đáng kể. Thực ra không phải “lỗi” tại mật ong, bởi vì sự “nhiều đường, ít khoáng chất” này là do hầu hết mật ong trên thị trường đã được pha trộn để gia tăng lợi nhuận. Nhưng những teen nào nghĩ rằng có thể dùng mật ong thay đường để giảm béo thì là hoàn toàn sai lầm đó, bởi trong mỗi thìa café mật ong, lượng carbonhydrat và calo còn cao hơn cả đường kính, nên sẽ chẳng “tiết kiệm” được chút calo nào đâu nhé.
Vì vậy, “cách ứng xử” tốt nhất với mật ong là cố gắng tìm loại tốt một chút, có “gốc gác” đàng hoàng, loại nguyên chất thì càng tốt. Và nếu có dùng mật ong thay đường, teens hãy chắc chắn rằng mình kiểm soát được lượng carbonhydrat và calo trong đó nhé.
Nước ép hoa quả đóng hộp – sự thay thế “khập khiễng”
Lời khuyên dành cho vòng eo nào cũng “điểm danh” nước hoa quả. Tuy nhiên, nhiều teen đã “linh hoạt” thay thế nước hoa quả tươi bằng loại đóng hộp… cho tiện dụng. Sự thay thế này đúng là “sai be bét”, bởi vì tuy ít năng lượng nhưng những loại nước ép trái cây đóng hộp lại có hàm lượng đường khá cao, đặc biệt là fructose. Ưu điểm duy nhất của loại nước đóng hộp này là… thỏa mãn nhanh chóng cơn khát tức thời mà thui.
Cho nên, nếu muốn có một vòng eo “đồng hồ cát” mà lại không có thời gian ép hoa quả, teens hãy chọn một cốc nước trắng nhé. Không thì cứ “chén” hoa quả tươi cũng rất ok mà, vừa giàu vitamin, đường tự nhiên lại nhiều chất xơ nữa chứ.
Váng đậu và sữa chua
Váng đậu vốn là “món ruột” của những người thích ăn chay, cho nên nhiều teen cũng “mặc định” là món này tốt cho vòng eo. Thoạt nghe có vẻ rất “khoa học”, vì váng đậu được làm từ đậu nành, một loại đạm thực vật rất tốt cho cơ thể, nhưng thực tế là khi chế biến món này, để ngon hơn người ta thường chiên với dầu mỡ. Vì vậy thực chất là lại “nạp” vào cơ thể một lượng lipid không hề nhỏ đâu nhé.
Sữa chua thường “cầm đầu” danh sách những thực phẩm tốt cho tiêu hóa, giúp giảm cân tốt. Nhưng teens có biết là ngoài việc cung cấp một lượng vitamin đáng kể, sữa chua cũng “nạp” vào cơ thể tới 300 calo và 8g chất béo cho mỗi cốc đầy đấy nhé. Cho nên để tốt cho vòng eo, tốt nhất bạn nên “kết đôi” sữa chua với hoa quả tươi, vừa ăn được 2 món lại vừa có thức uống giải khát tuyệt hảo.
Các loại hạt chiên đóng gói
Các loại hạt chiên đóng gói như đậu phộng, hạnh nhân, đậu,…đang dần “lấn chiếm” vị trí “thực đơn khoái khẩu” của teens thay cho khoai tây chiên, bánh quy, snack,… Những loại hạt chiên này có lượng đạm thực vật cao, lại có nhiều loại vitamin có tác dụng chống oxy hóa và các chất béo omega, nên “trợ lực” rất tốt cho não.
Tuy nhiên, vì đều là thực phẩm chế biến sẵn nên hạt chiên đóng gói “dư thừa” lượng chất béo không bão hòa, do đó rất dễ tích tụ trong cơ thể. Ngoài ra, teen thường “nhâm nhi” những loại hạt này khi “buồn mồm”, cho nên “vô tình” ăn thêm 1 bữa phụ không cần thiết.
Vì vậy, để vừa thỏa mãn được sở thích hạt chiên lại vừa tốt cho vòng eo, bạn nên chú ý chọn loại hạt nào có hàm lượng calo dưới 60 thôi nhé.
Salad trộn
Nghe đến salad là teens mình thường yên tâm “món này không thể làm phì eo”, nhưng thực tế là món rau này… chẳng có tí tác dụng nào nếu bạn trộn nó với các gia vị khác đâu nhé. Vì các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, món salad được trộn chung với gia vị sẽ chứa lượng lipid và calo đáng kể, nhất là nếu được trộn với thịt khô, pho mát, lạc hay sốt mayonnaise thì “thui rùi”.
Người ta đã tính toán rằng mỗi thìa salad trộn có chứa tới 7 – 8 g lipid và 75 calo. Như vậy nếu mỗi ngày “chén” 3 hoặc 4 thìa salad là bạn đã “nạp” vào cơ thể … 30g chất béo và những 300calo cơ đấy.
“Giải pháp” cho “vấn đề nan giải” này là bạn hãy tự tay “chế tạo” món salad “tinh khiết”, cùng lắm thì cho dầu oliu thôi nhé. Và nói “không” ngay với salad trộn trong siêu thị hoặc tiệm ăn vì chắc chắn trong đó sẽ có một lượng kem trộn đáng kể đấy.