>>Khi chàng 'khủng hoảng kinh tế'
>>Chứng khoán đi xuống, yêu đương đi lên
>>'Giữ việc' trong thời buổi khó khăn
Năm ngoái, một cuộc khảo sát ở Úc cho kết quả là 40% các cặp vợ chồng được hỏi đều cho rằng, khủng hoảng tài chính có ảnh hưởng rất nhiều tới mối quan hệ vợ chồng. Con số này khác biệt hẳn so với kết quả cuộc điều tra cách đây 3 năm (Lúc đó, số người có câu trả lời như trên chỉ có 18%). Tình hình kinh tế hiện nay làm gia tăng thêm sự căng thẳng này, dẫn tới nhiều bất đồng hơn và thậm chí cả chuyện ly dị.
Theo ông Anne Hollonds, Chủ tịch Hội các mối quan hệ Úc thì tiền luôn là một vấn đề hết sức quan trọng đối với mỗi người. Tuy nhiên, không phải ở đây chỉ là chuyện bạn có bao nhiêu tiền. Tiền có thể gây ra những bất đồng quan điểm hoặc làm cho mọi người xa nhau hơn khi họ không thể thảo luận và thống nhất được vấn đề.
Cũng theo kết quả khảo sát trên thì phụ nữ quan tâm đến tiền nhiều hơn nam giới. Ông Hollonds cho biết: “Trong khi 37% phụ nữ coi tiền là nguyên nhân khiến mối quan hệ vợ chồng rạn nứt thì chỉ có 30% nam giới có cùng quan điểm trên”.
Khi một người người tiêu, một người tích lũy
Theo chuyên gia tài chính Jody Fenton thì cách bạn được giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cách tiêu tiền: “Hai vợ chồng rất khó trùng khớp nhau quan điểm về tiền vì họ sống trong môi trường khác nhau và được cha mẹ giáo dục cách tiêu tiền khác nhau”.
Ông Fenton còn cảnh báo thêm: “Vấn đề nảy sinh khi vợ hoặc chồng là người chỉ biết tiêu tiền. Còn người kia là người chuyên tích lũy, nhất là lúc kinh tế khó khăn này. Người thích mua sắm chỉ thích tiêu tiền và chẳng chú ý gì tới nguồn ngân sách của mình còn bao nhiêu. Còn người tích lũy thì tiêu ít và thường để dành cho tương lai”.
Chuyên gia Fenton cũng khuyên các cặp vợ chồng nên có kế hoạch chi tiêu cho từng người. Người thích mua sắm cũng cần hoạch định chương trình chi tiêu và có các mục tiêu tài chính rõ ràng. Bởi người cần cù tích lũy sẽ rất khó chịu khi người bạn đời của mình chỉ thích mang số tiền mồ hôi công sức của mình để chi cho những khoản vô ích.
Khủng hoảng tài chính không hoàn toàn ảnh hưởng tiêu cực
Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế này khi mà nhiều người đối mặt với tình trạng mất việc làm hoặc nợ nần thì an toàn về tài chính là điều rất cần lưu ý. Chuyên gia Fenton cho ý kiến về vấn đề này: “Thực tế cho thấy rất nhiều cặp vợ chồng phải thực hiện kế hoạch “thắt lưng buộc bụng” hay hoãn việc sinh con. Nhưng thật may mắn, không phải hệ quả hoàn toàn tiêu cực. Nhiều cặp vợ chồng thêm yêu nhau hơn. Họ sát cách cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này”.
Giải pháp tốt nhất
Theo chuyên gia Fenton thì mặc dù bạn chẳng muốn chi tiêu nhiều quá hoặc phải nghĩ nhiều đến chuyện kiếm tiền thì cũng chớ tỏ thái độ yêu cầu “nửa kia” làm điều này điều kia. Bởi người bị “chỉnh” đó sẽ nghĩ rằng người bạn đời giống bố mẹ, chứ không phải người yêu hoặc chồng/vợ.
Nếu 2 vợ chồng có sự chênh lệch về việc kiếm tiền thì cũng rất có thể xảy ra vấn đề. Mâu thuẫn có thể xuất hiện nếu sự chênh lệch đó quá lớn. Để giải quyết tình hình này, chuyên gia Fenton cho rằng: “Vợ chồng nên học cách chia sẻ trong cuộc sống, không nên chỉ dựa vào nguồn thu của mỗi người. Quan trọng là cả hai cùng đóng góp để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và tương lai chung. Vợ chồng cởi mở giao tiếp để hiểu nhau hơn cũng là một cách giúp vượt qua thời gian khó khăn này”.
dl
Theo RB