Điều trị bệnh lý túi thừa như thế nào?
Trước hết, để phòng ngừa và điều trị bệnh nhân cần có chế độ ăn hợp lý kết hợp với thay đổi lối sống: kiên trì chế độ ăn giàu chất xơ, nhiều rau quả và ngũ cốc, giảm lượng mỡ; tránh các thức ăn nhiều hạt như vừng, dâu tây, hạt trong quả cà chua, dưa chuột, ổi… Uống ít nhất 2 lít nước một ngày; tập thể thao kết hợp với duy trì thói quen đại tiện theo giờ để tránh bị táo bón. Ăn nhiều chất xơ có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh đồng thời phòng ngừa được biến chứng, tránh thức ăn có dạng hạt nhỏ để làm giảm nguy cơ chúng đọng lại túi thừa gây viêm và kích thích.
Khi túi thừa bị viêm đòi hỏi việc điều trị chuyên sâu hơn. Việc điều trị tập trung vào phòng chống nhiễm khuẩn, đồng thời phòng ngừa và giảm thiểu các biến chứng. Những trường hợp nhẹ có thể điều trị ngoại trú, bao gồm điều chỉnh chế độ ăn, dùng kháng sinh đường uống, dùng thuốc giảm đau… Nặng hơn bệnh nhân cần vào viện điều trị.
Trường hợp bệnh tái đi tái lại do không đáp ứng với điều trị thì phải tìm nguyên nhân gây bệnh để điều trị hợp lý thì bệnh mới không gây biến chứng nguy hiểm.
Nguồn: Nhà thuốc Nghĩa Hưng