Part 1
TẠI SAO BẠN MUỐN ĐẠT ĐƯỢC TRẠNG THÁI PHASE?
Câu hỏi này chỉ đặt ra bởi những người chưa từng trải qua. Với những người đã trải qua và kiểm soát được thì “đây là trải nghiệm đáng kinh ngạc nhất mà người ta có thể đạt được trong đời”
Tác giả cũng nói thêm rằng: trong những lần đầu tiên bước vào Phase, đa số mọi người thường bắt gặp cảm giác hoảng sợ. Nhưng cảm giác này sẽ mất đi theo thời gian (sau nhiều lần) và thay vào đó là 1 trải nghiệm … nói chung là khó có lời để diễn tả nếu chưa từng trải qua.
Tác giả cũng chia se quan điểm rằng cho dù Bản chất của Phase là 1 trạng thái của ý thức (tạo ra bởi não bộ) hay là 1 trải nghiệm thực sự (do tương tác với 1 thế giới có thật) thì cũng sẽ mở ra cho bạn cơ hội được nhìn, cảm nhận những thứ mà ta không thể thấy được trong “thế giới thật”. Nói chung là 1 trải nghiệm thú vị, khó quên. Nó không phải 1 trải nghiệm mơ hồ (như giấc mơ) mà nó như một thực tế rất rõ ràng trước mắt bạn.
LỐI SỐNG CỦA NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN OBE
Lưu ý: Chế độ ăn kiêng, cách nghi lễ (mê tín dị đoan)… không có tác dụng gì trong việc thực hành OBE và cuốn sách này cũng sẽ không đề cập đến nó. Các phương pháp trình bày trong sách đều không làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của người thực hiện. Tác giả luôn đề xuất mọi người có một cuộc sống lành mạnh.
Thực tế cho thấy cuộc sống điều độ và khoa học làm cho trải nghiệm “thật” hơn và kéo dài hơn. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh, những người ít bị thiếu ngủ thì thường đạt kết quả tốt hơn.
Thực tế thú vị: Nhiều người tin rằng, khi ngủ, để đầu quay về hướng Tây Bắc (hoặc 1 hướng nào khác) sẽ khiến đạt được OBE dễ hơn. Tuy nhiên, vấn đề không phải ở việc quay đầu về hướng nào mà là niềm tin sẽ đóng 1 vai trò quan trọng và trong luyện tập OBE, việc tin và có ý định thực hiện là rất quan trọng để thành công.
CÁC BƯỚC ĐỂ LÀM CHỦ TRẠNG THÁI PHASE
1. Các kỹ thuật để bước vào Phase:
Đầu tiên và quan trọng nhất là lựa chọn được kỹ thuật (1 hoặc 1 nhóm) để bước vào trạng thái Phase. Có 3 nhóm kỹ thuật: trực tiếp, gián tiếp, và tỉnh trong mơ. Bạn không cần phải thông thạo tất cả các kỹ thuật này mà hãy chọn ra 1 kỹ thuật dễ nhất và phù hợp với bạn (mỗi người có thể hợp với các kỹ thuật khác nhau).
[**Sau này bạn sẽ biết rằng với người mới thực hiện thì kỹ thuật “gián tiếp” là dễ tiếp cận nhất, thậm chí ngay cả những người “trình cao” rồi vẫn nhiều khi thích dùng kỹ thuật này**]
2. Kỹ thuật vào sâu trong phase
Trái ngược với quan điểm thông thường, sự cần thiết giữ được tỉnh táo không giảm đi khi đã bước vào Phase. Bạn cần phải học và sử dụng các phương pháp "chìm" sâu hơn trong Phase để cảm nhận được "Môi trường Siêu thực" (hyper-realistic environment). Thất bại trong việc này sẽ khiến các trải nghiệm trở nên mơ hồ và kém hấp dẫn [**giống như các giấc mơ vậy**]
3. Kỹ thuật kéo dài thời gian trong Phase
Bước 3 liên quan tới sử dụng các kỹ thuật để kéo dài trải nghiệm trong Phase. Khi ở trong Phase, câu hỏi làm sao để thoát khỏi Phase thường không được đặt ra, người ta thường bị thoát ra sau khoảng vài giây nếu không thực hiện các kỹ thuật này.
4. Chủ động hành vi trong Phase:
Trước khi đạt được bước này, bạn sẽ chỉ cảm nhận, quan sát một cách thụ động, bước 4 này giúp bạn tương tác với thế giới trong Phase bao gồm: khả năng di chuyển, tìm và tác động đến các vật thể và môi trường xung quanh v.v…
5. Kết thúc: sau khi thành công trong các bước trên, từ nay, bạn đã có thể trải nghiệm OBE. Và biết đâu qua đó, làm tăng thêm giá trị cuộc sống hàng ngày của mình.
Lưu ý: Tác giả khuyến cáo nên thực hiện ít nhất 1 tuần 1 lần. Nếu bạn thực hiện quá thưa (vd khoảng 1 tháng 1 lần) thì các cảm xúc sẽ quá mạnh (do bạn chưa quen), bạn khó có thể kiểm soát nó để tập trung vào phương pháp luyện tập để đạt tới cấp độ cao hơn.
Tất nhiên, với những người mới (như tôi và các bạn) tần xuất thành công sẽ thấp hơn mong đợi tuy nhiên với luyện tập đều đặn và thường xuyên, thành công sẽ đến nhiều hơn và bạn sẽ quên đi sự thất vọng từ những lần thất bại trước.
CÁC PHƯƠNG PHÁP
Các phương pháp Bước vào Phase chia làm 3 nhóm: Trực tiếp, Gián tiếp, và Tỉnh trong mơ. Các phương pháp này đều được thực hiện trong khi nằm hoặc ngồi tựa, nhắm mắt, thân thể ở trạng thái thả lỏng nhất
Thực tế thú vị: Nhiều người trải qua OBE mà không hề biết hay tin vào trạng thái này. Đáng chú ý hơn, người ta thường đạt được OBE nhiều hơn sau khi nghiên cứu về chủ đề này (như đọc cuốn sách này chẳng hạn )
1. Phương pháp trực tiếp: Phương pháp này được thực hiện trong tình trạng gần như hoàn toàn tỉnh.Phương pháp này chỉ cho phép thiếp đi trong thời gian dưới 5 phút.
Nói chung đây là phương pháp rất khó thực hiện (với 90% người bình thường) nó đòi hỏi phải hoàn toàn không mất tập trung vào các điều kiện bên ngoài.
[**theo tôi, phương pháp này chỉ thành công với những người “trình cao” trong các môn như yoga hay thiền chứ không dành cho chúng ta, ít nhất là bây giờ**]
2. Phương pháp gián tiếp: Phương pháp này được thực hiện khi vừa tỉnh dậy sau giấc ngủ (awakening from sleep)
Phương pháp này không phụ thuộc vào thời gian ngủ trước khi tỉnh dậy (để thực hiện). Nó có thể thực hiện sau cả 1 giấc ngủ đêm, 1 giấc ngủ ngày hoặc sau 1 vài giờ ngủ thật sâu.
Đây là phương pháp dễ thực hiện nhất nên được sử dụng bởi rất nhiều người (nhất là những người mới). Giấc ngủ khiến đầu óc được thả lỏng (thư giãn) một cách rất tự nhiên và dễ dàng, điều này thường rất khó với các phương pháp khác. Do đó với những người mới làm quen với OBE, phương pháp này mang lại hiệu quả tốt nhất để họ đạt được trạng thái Phase.
3. Tỉnh trong mơ: Phương pháp này sử dụng các kỹ thuật để rơi vào Phase thông qua liquid-dream [**Liquid dream: như đã nói ở trên là giấc mơ mà trong đó bạn nhận thức được rằng mình đang mơ, thường thì sau khi tỉnh giấc bạn sẽ nhớ rất rõ về giấc mơ này**]
Nói chung, phương pháp này là sử dụng 1 số kỹ thuật khi nhận ra mình đang mơ như kỹ thuật “thoát khỏi cơ thể” hay kỹ thuật tiến sâu vào Phase… để đạt đến các mức độ cảm nhận sâu hơn trong Phase.
[**Phương pháp này không khó hơn phương pháp gián tiếp nhưng lại không thể thực hành thường xuyên (đâu phải lúc nào ta cũng có những giấc mơ này). Do đó, song song với việc hiểu và thực hành phương pháp gián tiếp, ta cũng nên biết về phương pháp này để có thể sử dụng khi gặp phải tình huống thuật lợi**]
[**Kết luận: chúng ta chỉ cần biết 2 phương pháp: 2 và 3. Sauk hi thuần thục (đặc biệt là phương pháp 2), nếu thích, bạn có thể thử với phương pháp khó nhất – phương pháp 1**]
Ngoài ra còn có 1 số phương pháp sử dụng đến các loại thuốc. Tuy chúng có thể giúp đạt tới OBE tuy nhiên, chúng cũng có thể gây hại đến sức khỏe cả thể chất và tinh thần. Tác giả không khuyên khích và sẽ không đề cập trong cuốn sách này.
CÁC LƯU Ý LIÊN QUAN ĐẾN PHASE
- Đến nay vẫn chưa có bằng chứng KHOA HỌC nào về sự NGUY HIỂM CŨNG NHƯ AN TOÀN của OBE với người thực hành. Tuy nhiên, có những sự liên quan giữa Phase và 1 số trạng thái tự nhiên thông thường của não bộ thì khó có thể nói rằng Phase gây nguy hiểm. Đáng chú ý nhất là hiện tượng di chuyển nhanh của mắt (Rapid eye movement – REM) thường xảy ra với mỗi người trong thời gian lên tới 2 giờ mỗi đêm. Điều này bắt đầu giải thích được rằng Phase hoàn toàn tự nhiên và an toàn.
- Phase có thể mang tới cảm giác sợ hãi và khiến người ta bị stress. Điều này đặc biệt đúng với những người mới thực hành hoặc những người chưa biết đến Phase. [**cũng giống như khi chúng ta gặp ác mộng hay bị bóng đè vậy, hoặc giống như trải nghiệm mà bạn koiday đã chia sẻ ở trên. Nhưng chúng ta đều biết khi đã quen và làm chủ được cảm xúc thì ta sẽ được đền đáp rất xứng đáng**]
[**Trên đây là những lưu ý bạn nên biết trước khi quyết định thực hành các phương pháp sẽ giới thiệu ở phần sau. Với những thông tin này, có thể bạn sẽ muốn hoặc không muốn luyện tập nhưng bạn hoàn toàn vẫn có thể tham gia nhận xét, chia sẻ và thú vị hơn là đọc những trải nghiệm thành công của những người tham gia topic (biết đâu đấy nhỉ )**]
[**Tôi xin tạm giới thiệu những phần dịch trên lên topic trước và ngày lập tức sẽ tiếp tục dịch phần tiếp theo, 1 phần chắc hẳn các bạn đang nóng lòng chờ đợi: PHƯƠNG PHÁP GIÁN TIẾP (bao gồm khái niệm, các kỹ thuật cơ bản và phương pháp tập**]
[**Các bạn cũng có thể tìm cuốn “Ultimate Yoga. The Technology of the 2012 Transformation” của cùng tác giả. Ngoài các phương pháp thực hành được giới thiệu trong cuốn sách mà ta đang nghiên cứu, cuốn này còn bao gồm nhiều thông tin hơn, trong đó có các trải nghiệm của chính tác giả. (Thật ra tôi không thích việc tác giá liên kết OBE với năm 2012 cho lắm)**]