10. Monsieur Chouchani - nhà khoa học bí ẩn
Monsieur Chouchani (qua đời năm 1968) là tên gọi của 1 giáo viên nặc danh và bí ẩn người Do Thái. Nhân vật bí ẩn này là người được rất nhiều học sinh tôn kính, quý mến trong đó có 2 học sinh là 2 nhân vật lỗi lạc của lịch sử: Emmanual Levinas và Elie Wiesel. Rất ít người biết đến Mr Chouchani, thậm chí cả tên thật của ông. Lai lịch và toàn bộ lịch sử về cuộc đời ông dường như được che giấu 1 cách kín kẽ, bí mật.
Bia mộ của ông đặt tại Montevideo, Uraguay. Tại đây ta có thể đọc được dòng chữ: “Vị giáo sĩ Do Thái khôn ngoan này thuộc về kí ức thiêng liêng. Việc ông được sinh ra và cuộc đời của ông ấy sẽ được chôn giấu mãi trong sự bí ẩn.” Dòng chữ được viết bởi Elie Wiesel – học trò của ông, cũng là người trả phí cho bia mộ của ông.
Dù không để lại bất kì công trình nghiên cứu nào dưới tên mình nhưng ông cũng đã để lại những tài sản trí tuệ quý giá qua các học trò của mình. Theo nhiều người miêu tả lại thì Chouchani ăn mặc trông cứ như 1 kẻ lang thang nhưng kì thực ông lại là một người am hiểu tường tận, tinh thông nhiều lĩnh vực của trí tuệ nhân loại (trong đó bao gồm khoa học, toán học, triết học và đặc biệt là những nghiên cứu về các văn bản luật cổ, truyền thống của người Do Thái). Phần lớn những chi tiết về cuộc đời ông chỉ được biết qua những ghi chép, tài liệu mà người ta có được khi phỏng vấn các học trò của ông.
Tóm tắt sơ lược về Monsieur Chouchani (theo Wikipedia): Ông xuất hiện tại Paris sau Thế chiến thứ 2. Ở đây, ông đã dạy học giữa những năm 1947 và 1952. Sau đó ông ấy biến mất , ở Israel trong 1 thời gian và trở lại Paris ngay sau đó. Rồi lại đến Nam Mĩ, tại đây ông đã sống cho đến hết cuộc đời mình.
9. Quý ông Poe Toaster
Nhà văn Edgar Allan Poe |
Quý ông Poe Toaster là tên mọi người đặt riêng cho 1 người đàn ông bí ẩn – người luôn trả phí phần mộ cho nhà văn người Mĩ: Edgar Allan Poe. Người đàn ông kì lạ này luôn đến thăm mộ nhà văn Edgar Allan Poe vào đúng ngày sinh nhật của ông hàng năm, là ngày 9 tháng 1. Mặc dù đã có rất nhiều người cố tình rình để chờ xem người đàn ông bí ẩn ấy là ai, nhưng cũng rất hiếm có ai có thể nhìn thấy ông ta hay chụp lại được hình nào về ông ta. Danh tính của ông ta đến giờ vẫn chưa bao giờ được hé lộ ra cho mọi người biết.
Theo như nhiều người kể lại, 1 người đàn ông này lúc nào cũng đội chiếc mũ đen, mặc áo khoác ngoài cũng màu đen trông rất lạ lùng, khuôn mặt thì lúc nào cũng ẩn sau chiếc mũ che quá nửa đầu lại cộng thêm chiếc khăn cổ quàng cao đến nửa mặt. Người đàn ông bí ẩn này hàng năm đều đến thăm phần mộ nhà văn Edgar Allan Poe trong khoảng giữa những năm 1949 và (theo như một nguồn tin) sau khi ông ta qua đời (năm 1998), truyền thống này lại được tiếp tục giao lại cho người con trai.
Tác phẩm của Edgar Allan Poe
Năm 2006, một số nhóm người quyết đinh đột nhập vào khu mộ nhằm cố ý hỏi chuyện và để xác định được danh tính của người con của Quý ông Poe Toaster đã chết (hay là vị Poe Toaster mới) nhưng tất cả đều thất bại.
8. Quý bà Babushka
Bức ảnh chỉ thấy được phía sau lưng bà
Trong khi phân tích đoạn phim quay chậm ghi lại cảnh tổng thống John F. Kennedy bị ám sát năm 1963, người ta thấy xuất hiện 1 người phụ nữ bí ẩn. Bà ta mặc 1 chiếc áo khoác nâu và choàng khăn trên đầu (vì chiếc khăn đội đầu ấy khá giống với phong cách của những bà mẹ Nga nên bà ta được gọi là Quý bà Babushkas). Người đàn bà này đứng ở đó, nắm lấy thứ gì đó trước mặt bà ta,thứ đó được cho là 1 chiếc camera. Bà ta xuất hiện trong nhiều cảnh quay. Thậm chí sau tiếng súng nổ, khi tất cả mọi người đều cố gắng chạy thoát khỏi đó, thì bà ta vẫn đứng lại và tiếp tục… quay hình. Một thời gian ngắn sau đó, bà ta bị nhìn thấy đang rời khỏi hướng Đông phía đường Elm. FBI đã đến và yêu cầu bà ta đưa ra đoạn phim mà bà ta đã quay trước đó nhưng bà ta đã không bao giờ giao nó ra.
Năm 1970, 1 người phụ nữ tên là Beverly Oliver đã quả quyết mình là quý bà Babushka, dù những chi tiết trong câu chuyện của bà ta có nhiều mâu thuẫn. Người ta cho rằng bà Babushka này chỉ là 1 kẻ giả mạo, lừa đảo.
Và đến tận bây giờ, vẫn không 1 ai có thể biết được người đàn bà Babushka bí ẩn kia thực sự là ai và đang làm gì. Cảnh sát và FBI sau đó cũng vào cuộc song không tìm thấy 1 dấu vết gì về người phụ nữ này và cuốn phim bà ta quay cũng sẽ không bao giờ xuất hiện trở lại. Một chi tiết đáng lưu ý, theo yêu cầu từ phía FBI, khi xem xét lại những chiếc máy xử lí ảnh (mà Jack Harrison, 1 kĩ thuật viên của Kodak tại Dallas, đã công bố vào ngày 22/11/1963) người ta phát hiện ra hình ảnh người phụ nữ da ngăm đen ở giây thứ 30, được cho là giống với vị trí mà quý bà Babushka đã đứng.
7. Kaspar Hauser - cậu bé sống trong xà lim
Ngày 26/5/1828, một cậu thiếu niên xuất hiện trên đường Nuremberg, Đức. Cậu ấy mang theo một bức thư bên mình và ăn mặc như 1 đại úy của trung đoàn kỵ binh số 6. Một nhân vật giấu tên nói, cậu thanh niên này được chăm sóc dưới sự giám hộ của ông ta (7/10/1812) và ông ấy thậm chí còn chưa bao giờ để cậu ấy “bước ra khỏi nhà 1 cách bình thường được”. Cứ thế thời gian trôi đi nhiều năm, cậu bé Hauser đã từng khẳng định rằng cậu ta đã có thời gian rất dài sống cô độc trong 1 chiếc xà lim nhỏ có kích thước chừng 2×1×1.5 m (nhỏ hơn cả kích thước 1 cái giường cho người ngủ) với cái nệm (coi là giường) bằng rơm và 1 con ngựa gỗ đồ chơi làm bạn. Hauser cũng khẳng định thêm rằng người đàn ông đầu tiên mà cậu ta luôn tiếp xúc là 1 người rất bí ẩn, người đã tới thăm cậu ấy trong khoảng 1 thời gian không lâu trước khi cậu ta được giải thoát. Ông ta luôn quan tâm rất lớn với cậu dù chẳng để lộ khuôn mặt ra bao giờ.
Theo như những lời đồn thổi vào thời kì này - khoảng năm Kaspar Hauser là hoàng tử nối dõi của hoàng tộc Baden , sinh ra vào 29/9/1812 và đã chết trong 1 tháng sau khi sinh. Nhiều người còn khẳng định rằng vị hoàng tử này đã đầu thai vào kiếp khác 16 năm sau cũng dưới cái tên“Kaspar Hauser” ở Nuremberg. Sau đó Hauser bị đâm 1 nhát vào ngực, có thể đã bị chấn thương nặng và vì thế 1 thời gian sau thì qua đời. Trước khi chết, Hauser đã nói rằng anh ta bị đâm bởi chính người đã nuôi giữ anh ta trong thời gian dài.
Năm 2002, đại học Münster đã phân tích mẫu tế bào từ tóc và các chi tiết sợi trên quần áo mà đã được khẳng định rằng nó thuộc về Kaspar Hauser theo bản ghi lại. Các mẫu AND được so sánh với 1 mẩu ADN của Astrid von Medinger – 1 trong những nữ hậu duệ của dòng dõi Stéphanie de Beauharnais (được cho rằng có thể là mẹ của Kaspar Hauser nếu thực tế anh ta đã từng là hoàng tử của xứ Baden). Kết quả là các chuỗi AND không giống nhau hoàn toàn, nhưng có thể sự chệch hướng quan sát không đủ lớn để loại trừ 1 mối quan hệ, vì nó có thể được gây ra bởi sự thay đổi (đột biến) trong gen.
6. Fulcanelli
Fulcanelli (1839 – 1953) là bút danh của 1 tác giả và nhà giả kim thuật người Pháp cuối thế kỉ 19, người mà cho đến giờ vẫn chưa xác nhận được danh tính thực sự. Có quá nhiều những bí ẩn xoay quanh cuộc đời và công việc của ông ấy. Và những câu chuyện kể lại về Fulcanelli còn cho thấy ông ấy đã cống hiến cuộc sức lực của mình như thế nào cho các học trò. Trong đó có Eugene Canseliet (ảnh ở trên) là người đã rất thành công khi chuyển hóa 100g chì thành vàng bằng việc đã sử dụng 1 lượng nhỏ gọi là “Projection Powder” mà thầy Fulcanelli đã cho mình.
Người ta tin rằng khi gần Thế chiến thứ II, Abwehr (1 người Đức )đã theo đuổi Fulcanelli (nhưng vô ích) nhằm thuyết phục ông vì những kiến thức về công nghệ vũ khí nguyên tử.Sau đó Fulcanelli đã gặp 1 nhà vật lí nguyên tử Pháp và trao lại ông ta những chi tiết chính xác về công nghệ vũ khí nguyên tử của mình và từ chối sử dụng vũ khí nguyên tử đã được dùng để chống lại loài người trong 1 thời gian dài trong quá khứ.
“Theo như Canseliet (học trò của Fulcanelli), người gặp Fulcanelli lần cuối cùng (cách1 năm ) trước khi ông ấy mất tích năm 1953. Đó là khi ông ấy đến Tây Ban Nha và đã được đưa đến 1 tòa lâu đài ở cao trên núi gặp mặt người thầy của mình. Canseliet đã biết rằng Fulcanelli là 1 người đàn ông 80 tuổi, đạt học vị thạc sĩ khi 50 tuổi. Cuộc đoàn viên diễn ra nhanh chóng và Fulcanelli một lần nữa ông ấy lại biến mất mà không để lại chút dấu vết nào. Tính ra ở tại thời điểm lúc đó có lẽ ông ấy đã 114 tuổi.
Còn tiếp…