[size=4]Kỳ Lân trong tưởng tượng của mọi người[/size]
[size=2]Những câu chuyện có thật trong quá khứ[/size]
Suốt thời trị vì vào thế kỉ thứ 16, hoàng đế Charles Quint nợ như chúa Chổm. Một trong những chủ nợ lớn là tổng biên trấn Bayreuth (Đức) doạ sẽ dùng bạo lực để gây rối trên phần đất của Quint nếu Quint không trả tiền. Nhưng thực lực kinh tế của Quint là con số không. Ông ta chỉ còn cách lục lọi trong mớ đồ sưu tập "thập cẩm" của mình, mong tìm được thứ gì đó đáng giá. Ông chợt thấy 2 cái sừng vừa dài vừa xoắn. Theo nhiều người ở thời Trung Cổ, đây là sừng Kỳ Lân, một kỳ trân trong thiên hạ. Thế nên chẳng ai ngạc nhiên khi Bayreuth rất hài lòng và xoá nợ hoàn toàn. Bởi vì cũng như bao nhiêu người khác ông ta tin rằng sừng Kỳ Lân tán thành bột có thể chữa bách bệnh và khử hàng ngàn loại chất độc.
[size=4]<== Những cái sừng mà ông Quint đã bán[/size]
Nhà thám hiểm lừng danh Marco Polo, sau một chuyến viễn du, cũng đã kể về một sinh vật kỳ lạ, trông như con ngựa, có sừng trên trán. Theo mô tả của ông thì sừng Kỳ Lân có màu đen, còn đầu con vật thì giống đầu lợn rừng. Thực đơn chủ yếu của nó là…bùn đất. Châu Âu ở tận thế kỉ 18 vẫn mơ về một con vật như vậy, có cái sừng quý giá. Những chẳng ai thấy được nó. Ngài Bayreuth cũng yên chí rằng mình có 2 cái sừng kỳ lân. Thật ra đó là 2 cái ngà của một sinh vật được người phương Bắc bán cho dân phương Nam. Đó là "Kỳ Lân biển"….
[size=2]Kỳ Lân biển[/size]
Kỳ lân biển là động vật có vú (như cá voi).Kỳ lân biển có chiều dài 4-4,5 mét và cân nặng khoảng 1-1,6 tấn. Nhiều con có một chiếc răng (hay ngà) dài 2,4 mét, trổ ra ở bên trái của hàm trên. Rãnh xoắn độc nhất trên chiếc ngà này, sự bất cân xứng của nó sang phía trái và sự hiện diện kỳ lạ của nó trên hầu hết các con đực và một số con cái đều là những đặc điểm độc nhất vô nhị về răng trong các loài thú. Thức ăn chủ yếu của nó là cá thu, tôm và mực. Chúng liên lạc với nhau bằng nhữg tiếng kêu khàn đục. Mặc dù bề ngoài cứng rắn, song lại có khả năng nhạy cảm đáng nể.Với 10 triệu mối liên kết thần kinh nhỏ xíu chạy từ trung tâm thần kinh của ngà tới bề mặt bên ngoài, chiếc ngà giống như một cái màng có bề mặt ngoài cực nhạy và có thể phát hiện những thay đổi rất nhỏ trong nhiệt độ, áp suất nước biển.
Kỳ lân biển mang thai trong 14 tháng và đẻ một con. Chuyện sinh đôi đối với kỳ lân biển là rất hiếm. Kỳ lân mẹ đẻ con gần bờ. Kỳ lân con mới lọt lòng dài 1,5 mét nặng 80kg. Nó được tạo hoá ban tặng cho lớp mỡ dầy để chống trọi với cái lạnh ghê gớm của phương Bắc.
Kẻ thù duy nhất của kỳ lân biển là… con người. Ở Canada và Greenland, từ xưa người ta vẫn săn Kỳ lân biển để ăn thịt. Da và sừng dùng để chế tạo y phục và dụng cụ trong nhà. Sừng kỳ lân biển được chạm trổ như là đồ mỹ nghệ. Da và thịt kỳ lân biển để chế thành một món ăn gọi là matak, rất giàu Vitamin C. Giới săn đi săn săn kỳ lân biển bằng súng phóng lao.
[size=4]
<== Sơ đồ về một con Kỳ Lân Biển
<== Đàn Kỳ Lân biển
Sừng và sọ của Kỳ Lân biển
<==Những người chuyên đi săn kỳ lân biển
[/size]
[size=5]Dù sao truyền thuyết về loài Kỳ Lân vẫn còn là điều bí ẩn[/size]