Các “kẹp nơ” hãy nhớ thực hiện bài kiểm tra núi đôi vào cùng một thời điểm hàng tháng, sau khi “đèn đỏ” kết thúc là thời điểm tốt nhất.
Tại sao phải tư khám núi đôi?
Hình dạng và cảm giác của núi đôi là rất quan trọng với các XX, đặc biệt là các XX đang ở độ tuổi “ô mai”, bởi khi hiểu rõ về núi đôi của mình thì các teen girl sẽ dễ dàng nhận biết các thay đổi của núi đôi hơn.
Ở tuổi dậy thì, không ít teengirl sẽ phát hoảng khi thấy núi đôi của mình tự nhiên lại xuất hiện những “cục u” rất đáng ngờ. Mặc dù một số biểu hiện như những cục u lên ở núi đôi trong tuổi này là bình thường, nhưng nếu quá lo lắng thì các XX hãy hỏi ý kiến của bác sĩ nhé! Bằng cách tự kiểm tra núi đôi, các XX có thể tự phát hiện những điều khác lạ và những thay đổi ở núi đôi của mình, ví dụ những cục u lên ở núi đôi đó.
Tự khám núi đôi khi nào là thích hợp nhất?
Để tự tin hơn về núi đôi của mình, các teen girl hãy làm những thao tác tự kiểm tra cho riêng mình đều đặn hàng tháng. Các “kẹp nơ” hãy nhớ thực hiện bài kiểm tra núi đôi vào cùng một thời điểm hàng tháng, sau khi “đèn đỏ” kết thúc là thời điểm tốt nhất. Thời gian lý tưởng khác để tự kiểm tra núi đôi là sau khi đi khám bác sĩ. Vì lúc này bác sĩ đã kiểm tra và kết luận tình trạng núi đôi của XX là hoàn toàn khỏe mạnh và những “cục sưng” mà XX lo sợ trước đó chỉ đơn thuần là những tuyến đệm bình thường mà thôi. Từ đó, XX sẽ biết đâu là “chuẩn” cho sức khỏe núi đôi của mình.
Tự khám núi đôi như thế nào?
Tự kiểm tra núi đôi còn là cách để có núi đôi khỏe mạnh và giúp các teen girl không còn quá lo lắng về những thứ mà teen girl cho là “bất thường” ở bộ phận này. Bài kiểm tra núi đôi được chia làm 3 phần và các XX sẽ chỉ mất vài ba phút để thực hiện thôi. Thế nên, hãy chăm chỉ kiểm tra núi đôi của mình XX nhé!
Phần thứ nhất: Ở tư thế nằm
- Trước tiên, XX nằm ngửa và đặt một chiếc gối phía dưới vai phải.
- Tiếp theo, đặt tay phải dưới đầu
- Dùng lòng bàn tay trái kiểm tra toàn bộ vùng “núi” bên phải
- Xoa theo những vòng tròn nhỏ quanh vùng “núi”, sau đó lại xoa từ trên xuống dưới để cảm nhận những bất thường nếu có.
- Ấn nhẹ rồi mạnh hơn một chút rồi ấn mạnh lên mỗi vùng trên núi đôi
- Nhẹ nhàng xoắn ở “đỉnh núi” để xem có gì khác lạ không
- Đổi tay và lại làm như vậy với “vùng núi” bên trái.
Phần thứ hai: Ở trước gương
- Ở tư thế này, các XX có thể kiểm tra hình dáng và vẻ bề ngoài của núi đôi
- Chú ý những thay đổi về màu sắc hay “đỉnh núi”, ví dụ như: có những vết lõm hay chảy dịch,…
- Quan sát núi đôi theo 4 tư thế: hai tay đặt phía sau, hai tay đặt trên đầu, hai tay đặt trên hai núi và ấn mạnh để kiểm tra các cơ quanh đó và hai tay đẩy “hai núi” ra phía trước.
Phần thứ ba: Dưới vòi hoa sen
- Xoa xà bông đầy tay, rồi từ từ nâng tay phải lên
- Kiểm tra “núi” bên phải
- Xoa theo những vòng tròn nhỏ quanh vùng, sau đó lại xoa từ trên xuống dưới gióng như đã làm khi ở tư thế nằm
- Đổi tay là làm tương tự với “núi” bên trái.
Ngoài ra, nếu sau lần tự khám nào mà XX thấy nghi ngờ thì hãy tới gặp bác sĩ để chắc chắn hơn nhé! Đừng quá lo lắng hay ngại ngùng nhé, vì các bác sĩ cũng sẽ khuyên bạn nên “tự khám” cho núi đôi của mình hàng tháng như trên để biết núi đôi của mình có khỏe mạnh hay không hay lại xuất hiện những dấu hiệu không bình thường.