Chuyện shock 2012-05-03 09:49:52

Tục THIÊU người kinh khủng khiếp bên sông Hằng


Một phong tục đáng sợ nhất thế giới ở một nơi không dành cho những người yếu tim.



Khói dày đặc bao trùm khắp khu tang lễ, mắt cay nhức, không khí sặc mùi gỗ cháy, hương trầm và phảng phất đâu đó một mùi hương được miêu tả như mùi thịt lợn quay. Đó là cảnh tượng điển hình của tục hỏa tang người chết bên bờ sông Hằng, một phong tục truyền thống của người Hindu giáo tại Varanasa, Ấn Độ.

Dọc theo bờ sông, phía trên những đống củi lúc nào cũng có người canh chừng cho lửa âm ỉ cháy là tay, chân và đầu người bị chặt thành từng khúc, đang được “tôi luyện” - đây là cách những người trước khi chết tin rằng linh hồn họ sẽ được siêu thoát và lên cõi Niết Bàn.



Khu hỏa thiêu của thành phố được mệnh danh là “thành phố của các đền đài” Varanasa là công trình thiết kế bằng các khối đá xếp theo bậc, dọc theo dòng sông Hằng thần thánh của người Ấn Độ. Trải qua hàng thế kỷ, đây là nơi người theo đạo Hindu cầu nguyện, thiền định, tắm rửa và cũng là nơi “chôn cất” người chết. Mặc dù đã được nghe kể về các linh hồn cổ xưa uy linh, du khách đến viếng thăm vẫn cảm thấy rợn tóc gáy, chỉ mong bầu không khí tĩnh mịnh kia trở nên ồn ào và nhộn nhịp hơn.

Manikarnika, khu hỏa thiêu rộng nhất ở Varanasa, mỗi ngày thực hiện khoảng 200 vụ hỏa táng. Khu hỏa táng Varanasi nổi tiếng với quan niệm cho rằng, nếu vô tình vấp ngã lên xác người đang thiêu phía trên giàn lửa còn dễ chịu hơn việc phải chứng kiến một cú sốc đến bất ngờ. Dù cảm thấy ghê rợn khi “chiêm ngưỡng” nghi lễ cổ xưa nhưng các du khách vẫn muốn đến đây để thỏa mãn trí tò mò về tục lệ có phần cổ hủ này.

Manikarnika và Harishchandra là hai khu hỏa táng thường xuyên được sử dụng tại Varanasi. Theo truyền thuyết, vị vua Hindu giáo Harishchandra sau khi bị bán làm nô lệ đã từng làm việc tại khu hỏa tang mà sau này được đặt theo tên ông. Ngày nay, công việc hỏa táng được tiến hành bởi một nhóm người thuộc tầng lớp “không thể chạm đến” hay “không thể nói chuyện” mang tên Dom - những tín đồ Phật giáo, bị tôn giáo Bàlamôn ghen ghét gán cho. Theo tương truyền, công việc hỏa tang do người Dom tiến hành từng bị khinh rẻ vì những người này khóc khi một đứa trẻ được sinh ra, nhưng lại hân hoan khi chúng chết đi vì theo họ, cái chết là hiện thân của sự siêu thoát cuối cùng.



Bằng sự nhạy bén trong kinh doanh, tầng lớp Dom tự mình xoay sở để hoàn thành công việc không mấy mong chờ này một cách tốt nhất có thể. Tại Varanasi, công việc kinh doanh tang lễ đã trở thành độc quyền của họ,nhờ đó, họ trở nên giàu có khi thực hiện các “nghĩa vụ truyền thống”.

Những người Hindu giáo tin rằng, nếu ai đó được hỏa táng tại Varanasi, tro của họ được rải trên dòng sông Hằng, linh hồn người đó sẽ được siêu thoát và đến với một cuộc sống mà họ mong ước. Không những thế họ luôn tâm niệm, đây sẽ là một nơi lý tưởng để đi vào cõi Niết Bàn sau khi được tắm rửa, ngâm mình bên bờ sông Hằng thần thánh, họ sẽ không còn vướng vào những trầm luân của chu kỳ sống và chết.

Quy trình đầu tiên của việc hỏa táng người thân trên các bậc đá là việc chọn cho người đã chết một chiếc quan tài. Mức giá tùy thuộc vào số lượng gỗ được sử dụng, ngoài ra còn kèm theo gỗ đàn hương, bơ sữa trâu, rơm rạ và các nghi lễ tôn giáo.

Chi phí trung bình của một buổi tang lễ trọn gói là từ 250.000 - 1 triệu 500 nghìn VNĐ, tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế gia đình, số lượng và chất lượng gỗ cùng các nguyên liệu đi kèm. Thậm chí, với gia đình giàu có, họ có thể bọc người đã mất trong một tấm vải liệm dát vàng hoặc bạc. Tín đồ Hindu cho rằng, ma chay là một dịp để ăn mừng bởi người chết luôn tin rằng kiếp sau họ sẽ được hạnh phúc hơn, sống sung túc hơn.

Thường thì người ta không khuyến khích việc người nhà khóc trong đám tang, họ cho rằng nước mắt chỉ dành cho những việc đáng buồn, hơn thế, nó còn làm “ô uế” các nghi thức tôn giáo. Bởi vậy, phụ nữ bị cấm tham dự tang lễ vì họ dễ mủi lòng hơn đàn ông. Trước khi đặt lên giàn thiêu, thi thể người chết được nhúng nhanh xuống sông Hằng, sau đó một lớp bơ làm từ sữa trâu được bôi lên toàn thi thể để giúp nó cháy dễ hơn. Xác đàn ông thường được đặt úp mặt xuống giàn thiêu trong khi xác người phụ nữ lại đặt ngược lại.



Người con trai cả hoặc họ hàng là nam giới của người đã mất sẽ châm lửa ở đám gỗ gần miệng người chết, ngọn lửa thiêng ấy được lấy từ một ngôi đền kế bên. Nhiệm vụ kế tiếp là của các Dom, bằng việc bôi bơ sữa trâu và chất thêm rơm lên giàn thiêu, họ sẽ giữ lửa luôn được cháy đều và âm ỉ.

Trung bình thời gian thiêu xác mất khoảng ba tiếng rưỡi. Theo tín ngưỡng Hindu, nếu hộp sọ của người chết nổ tung thì đó là lúc linh hồn của họ được siêu thoát và lên cõi Niết Bàn; nếu hộp sọ không nổ, chủ tang phải đập cho hộp sọ vỡ ra trước khi ngọn lửa tắt, một nhiệm vụ không hề dễ dàng.

Sau khi hỏa táng xong, số mảnh xương còn sót lại sẽ được rải cùng với tro xuống dòng sông. Một số gia đình hoàn cảnh khó khăn, không đủ kinh phí để chi trả cho số gỗ dùng để thiêu cháy hoàn toàn cơ thể người chết, người ta vẫn chấp nhận việc rải tro cùng những bộ phận cơ thể chỉ được cháy đen xuống sông. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp đặc biệt, như trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc các nhà sư, những người này không được hỏa táng, thay vào đó, cơ thể của họ sẽ được buộc vào một vật nặng và thả xuống lòng sông Hằng. Điều này quả thật không may mắn với những người đang tắm ở xung quanh các thềm đá bên sông và cho cả chính “giao thông” của sông nữa.

Một giải pháp tương đối hiệu quả cho vấn đề trên là việc người ta nuôi thả rùa cho chúng ăn xác và xương người chết. Tuy nhiên, một phần cơ thể chưa được “ăn” hết sẽ nổi lềnh bềnh trên sông, và người ta sẽ lại tiếp tục “vắt trán” để nghĩ thêm một phương pháp hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó là một vấn đề liên quan đến môi trường vì sông Hằng đang ngày một ô nhiễm. Hơn thế, việc hỏa táng đòi hỏi một lượng gỗ khá lớn, cụ thể để thiêu một xác người chết cần 300kg gỗ trong khi đó có khoảng 10.000 người chết mỗi năm, ngoài ra, gỗ lại được lấy cách đó hàng nghìn km chứ không phải ngay ở Varanasi.



Chính phủ Ấn Độ cũng đã nỗ lực giải quyết bằng phương án xây dựng lò hỏa táng bằng điện bên cạnh sông Hằng vào những năm 1990. Tuy nhiên, thay đổi tín ngưỡng tôn giáo một sớm một chiều là điều hết sức khó khăn, thêm vào đó, nhiều người vẫn chọn cách truyền thống để tiễn đưa người thân của mình về nơi an nghỉ.

Có thể nói, lễ hỏa táng ở thành phố “thánh” Varanasi là một trong những nơi đáng xem nhất Ấn Độ. Không thể tránh khỏi việc chúng ta cảm thấy ghê rợn, khùng khiếp, nhưng dưới con mắt của tín đồ Hindu giáo, cái chết là sự khởi nguồn của mọi niềm hạnh phúc, an lạc mà con người không nên né tránh.





















3ahhyes3
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)