Nghệ thuật sống 2012-07-03 00:53:07

Uỵt mẹ....Huỳnh Văn Tỏ <= Con chó Bạc Liêu ( Uất )




Bà Điệp làm việc nặng nhọc nhưng mỗi tháng chỉ nhận 300.000 đồng để cho Chủ tịch UBND thị trấn nhận 700.000 đồng

SỰ THẬT ĐẮNG LÒNG

Thật ra UBND thị trấn không phải trả cho bà Điệp 300.000 đồng/tháng tiền công quét rác. Thực tế kiểm tra của Sở Tài chính Bạc Liêu cho thấy từ tháng 1-2010 đến tháng 5-2011, bà Điệp được trả công từ 500.000 - 1.000.000 đồng/tháng. Các khoản chênh lệch, Chủ tịch UBND thị trấn Gành Hào chỉ đạo thủ quỹ lập chứng từ khống để chi cho ăn nhậu, mua card điện thoại… Bà Ngô Thị Phương Linh, nguyên thủ quỹ của thị trấn Gành Hào cho biết chính mình là người trực tiếp làm hồ sơ quyết toán, thanh toán cho bà Điệp. Toàn bộ số tiền dư đưa hết cho chủ tịch Huỳnh Văn Tỏ. Thấy việc làm của mình sai, tiếp tay cho cán bộ ăn chặn người quét rác, bà Linh sợ quá làm đơn xin nghỉ việc. Chỉ riêng khoản ăn chặn tiền công của bà Điệp, ông Tỏ chiếm dụng hơn 12 triệu đồng, tương đương một ngàn cây chổi.

Bà Điệp hoàn toàn không biết khoản tiền ông chủ tịch UBND thị trấn đã ăn chặn của mình. Bà đang chuẩn bị làm đơn xin được nâng tiền hỗ trợ quét rác lên 600.000 đồng/tháng. Chúng tôi không dám nói thẳng với bà khoản tiền ấy, chỉ đưa ra ví dụ hiện tại có 12 triệu bà làm gì. Bà Điệp rơm rớm nước mắt: “Nếu có 12 triệu tôi sẽ chạy ù đi đặt tiền cọc mua đất liền. Có người kêu tôi bán cái nền 20 triệu đồng rồi. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện mời lên nói tôi có tên trong danh sách cấp nhà tình nghĩa nhưng hiện tại huyện không còn quỹ đất. Chú biết rồi đó, ở như vầy mai mốt chết chỗ đâu mà đặt quan tài”.

Chúng tôi không dám giải thích gì thêm đành từ giã ra về. Từ căn chòi ọp ẹp của bà Hai bước ra khoảnh sân rộng dù được bà quét sạch trơn nhưng chúng tôi thấy sao nhiều rác quá… Ông Tỏ phận Chủ tịch thị trấn là công bộc của dân liệu có xứng đáng khi chiếm dụng công sức của người cùng khổ?




Bà Điệp lau nước mắt kể về cái nghèo

XIN MỘT CHÚT TÌNH THƯƠNG

Nói về công việc của mình, bà Điệp kể rành rọt: “Tôi về đây quét rác khu chợ đêm vào tháng 1-2010 cho đến nay. Bên thị trấn thương tình trả cho tôi một tháng 300.000 đồng tiền công. Các anh chị ấy thấy hoàn cảnh của tôi khó khăn, nghèo khổ nên giao tôi kiêm luôn giữ nhà vệ sinh tự thu tiền. Ngoài ra, tôi giữ đồ cho những người bán ngoài chợ đêm mỗi ngày chủ trả 10.000 đồng”. Bà Điệp tính toán rất chi tiết: tiền công 300.000 đồng để nguyên đó, tiền giữ đồ cho người ta 10.000 đồng/chủ/ngày để dành riêng đề phòng có bị mất đồ đạc gì thì đền, tiền khách đi vệ sinh dành cho những khoản chi tiêu hàng ngày.

Một mình dọn dẹp rác cho cả chợ nên thời gian làm việc của bà Hai mất đến hai tiếng mới xong. Vậy mà cứ vài ngày lại mất chổi, mất ky hốt rác. Bà than: “Chú coi một cây chổi bây giờ 12.000 đồng rồi, tháng nào cũng tốn đến cả chục cây mất đến 120.000 đồng”. Có hôm bị bệnh, bà phải thuê người ta quét với giá 30.000 đồng/ngày. Xót tiền, nhưng trên đôi vai mình đang đảm nhiệm trọng trách của người làm đẹp bộ mặt thị trấn nên bà cũng đành chấp nhận.

Đã nhiều lần bà xin với thị trấn cho nâng tiền công lên 600.000 đồng/tháng nhưng được trả lời là không có tiền. “Tôi nói hết lời, các chú thương tình tăng thêm chút đỉnh nhưng họ không cho. Thôi nghèo đành chịu” - bà Điệp than thở.

Nghèo, đông con, không nhà ở, sống tạm bợ nhưng không hiểu sao đến nay bà Nguyễn Thị Điệp vẫn chưa được cấp sổ hộ nghèo. Thật ra bà dư tiêu chí để công nhận hộ nghèo, ngặt nỗi trong sổ hộ khẩu có đến chín người mà tất cả đều trong tuổi lao động. Theo tính toán của chính quyền địa phương, mỗi người chỉ cần thu nhập 1.000.000 đồng/tháng, mỗi tháng đã có 9.000.000 đồng nên không phải là nghèo. Người ta bày cho bà tách khẩu. Bà biết nhưng con bà cũng không nhà không cửa, tách ra rồi nhập vào đâu nên danh sách hộ nghèo của huyện mãi không có tên Nguyễn Thị Điệp.

NGỦ TRONG NHÀ VỆ SINH

Chúng tôi gặp bà Điệp trong căn chòi ọp ẹp nằm cạnh dãy nhà vệ sinh công cộng của thị trấn. Bà ái ngại mời khách ngồi trên chiếc giường chẳng lành lặn. Chiếc mùng màu trắng đã úa vàng được vắt vội vàng. Hai cái gối nằm cùng với chiếc mền không còn phân biệt màu đỏ hay đen.




Không nhà ở, bà Điệp dựng chòi bên cạnh nhà vệ sinh để tá túc

Mấy hôm nay, bà Nguyễn Thị Điệp (tên thường dùng Hai Điệp) bị bệnh. Ở cái tuổi 64 nhưng luôn phải làm việc nặng nhọc nên tứ chi của bà đã không kham nổi tấm thân luôn muốn di chuyển. Nhà nghèo, lấy chồng sớm trong vùng chiến tranh, người chồng hy sinh trong một trận càn tại đồn Cây Giang để lại bốn đứa con thơ dại. Bà đi bước nữa với một anh bộ đội từ miền Đông vào cho đến khi giải phóng. Không cục đất chọi chim, bà Hai Điệp cùng chồng con quyết đi “cạp đất” kiếm sống. Đó là nghề móc đất dưới ao đìa đắp nền cho những người có nền nhưng thiếu đất. Móc đất dưới kinh, mương rồi cũng hết. Túng quá làm liều, bà cùng các con móc đất bãi bồi ven đê bán. Cái nghề “cạp đất” chỉ đủ sống và cũng có ngày “không còn đất để mà cạp” nữa, bà quay sang quét rác, chẻ củi, nấu cơm cho người khác.
Thấy bà không nhà cửa, lang thang kiếm sống, đầu tháng 1-2010, UBND thị trấn Gành Hào nhận bà vào quét rác tại chợ đêm kiêm luôn trông coi nhà vệ sinh công cộng. Bà Điệp kể: “Hồi đầu người ta đâu có cho cất chòi như bây giờ đâu. Tôi nhớ đến tháng mưa, nước ngập lênh láng không thể ngủ ngoài hiên được nên phải dọn mùng mền vào nhà vệ sinh. Mà có ngủ được đâu, nền thấp, mưa lớn nước ngập tràn nên chỉ có thể ngồi co ro chờ hết mưa”. Thấy hoàn cảnh của bà Hai tội nghiệp, anh Tiến, Bộ đội Biên phòng thuộc Đồn biên phòng 666 Gành Hào “lén” dựng lên cái chòi cặp nhà vệ sinh như bây giờ. Bà cảm ơn anh Tiến lắm.


Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)