| ||
Như một bài toán cũ rích, khi nhìn lại chặng đường của mùa giải, nhiều người không khỏi đau đầu vì công tác trọng tài. Bị ca thán, phản ứng thậm chí mạt sát từ phía các đội bóng cũng như ý kiến chỉ đạo từ BTC giải, Hội đồng Trọng tài quốc gia khiến các vị “Vua sân cỏ” quay cuồng trong tình thế trên đe, dưới búa. [justify]“Vua” cũng khổ![/justify] [justify]Bạo lực sân cỏ được xem là vấn đề nổi cộm nhất tại lượt đi. Đi tìm tính cống hiến, vẻ đẹp của bóng đá gần như là điều xa xỉ ở môi trường V.League thời điểm này. Có hay không chuyện trọng tài tiếp tay cho bạo lực khi không có những hình thức xử lý nghiêm với tình trạng này? Một trong những trận đấu khét mùi bạo lực đấy là trận SLNA-SHB Đà Nẵng (vòng 7). Được xem là trận “đinh”, buộc hội đồng trọng tài phải phân công người được xem là “truyền nhân” của “vua thẻ” Nguyễn Văn Mùi - Võ Minh Trí điều khiển.[/justify] [justify]Trận đấu vụn vỡ bởi những tình huống vào bóng ác ý, đánh nguội của cầu thủ chủ nhà nhưng “vua” Trí với sự cao tay của mình khi đưa trận đấu về đích an toàn. Giới trọng tài sau trận đấu đó đã nể đàn anh Minh Trí rất nhiều. Đó là đối với giới trọng tài, còn những ai chứng kiến trận đấu đó không khỏi bức xúc với cách xử lý nhẹ tay của vị trọng tài này. Mỗi lần ông Trí thay vì rút thẻ đỏ, chỉ phạt cảnh cáo bằng thẻ vàng đối với đội chủ nhà, 2-3 cầu thủ đội bóng sông Hàn vây lại phản ứng và tất nhiên không thiếu những từ ngữ khó nghe nhắm vào trọng tài.[/justify] [justify]Ở sân Cao Lãnh vòng 12, trọng tài Nguyễn Phi Long như phải đứng giữa muôn trùng vây. Quang Thanh, Chí Công và cả HLV Đặng Trần Chỉnh đều có những phản ứng dữ dội với tổ trọng tài sau quyết định không công nhận 2 bàn thắng của đội khách. Nhìn gương mặt đầy bức xúc cùng động tác chỉ thẳng vào mặt trọng tài, cũng biết hôm đó ông Long đã nhận được “quà” gì từ các cầu thủ đội khách.[/justify] Kẻ thì lạy, người thì sừng sộ với ông trọng tài [justify]“Nỗi đau” không tên[/justify] [justify]Đến bây giờ, buổi chiều đen tối xảy ra ở sân Thiên Trường vẫn hằn in trong ký ức của vị trọng tài lần đầu tiên được đôn lên bắt V.League, Ngô Quốc Hưng. Ông Hưng được các trọng tài đánh giá có chuyên môn cứng, tiến bộ nhanh chẳng thua kém gì so với trường hợp “tay cờ mới nổi” Nguyễn Ngọc Hà. Bị cầu thủ ĐT.LA lẫn M.Nam Định áp sát trong vòng vây phản ứng rồi trong lúc cố gắng can ngăn cầu thủ hai bên ẩu đả đã bị chảy máu ở vùng mắt. Tổn thương về thể xác là vậy, nhưng khi ông Hưng lên mặt báo, thẳng thắn nói về tình trạng bạo lực diễn ra chiều hôm đó, lập tức bị các sếp “chỉnh” luôn.[/justify] [justify]Có một nghịch lý với giới trọng tài, là họ phải lựa chọn. Một là, phải nghe lời chỉ đạo của BTC giải và hai là phải biết “tỉnh táo” trong mỗi quyết định trước sức ép của các đội bóng đang tăng lên. Số là, khi vấn đề bạo lực leo thang, BTC giải đã có văn bản tới Hội đồng trọng tài, phải mạnh tay với bạo lực thông qua việc xử lý nghiêm các pha bóng ác ý của cầu thủ. Vòng 9, ở sân Hàng Đẫy, chứng kiến pha bóng phi thể thao, đạp thẳng vào ngực Văn Bình của Benicio, nhiều người dự đoán với lỗi nặng như thế, trọng tài Đỗ Quốc Hoài sẽ rút thẻ đỏ - đồng nghĩa với việc khiến trận đấu trở nên nặng nề, khó kiểm soát. Ông Hòa đã xua tay, lắc đầu. Báo hại thay, Benicio nhận án phạt treo giò 2 trận, còn “Vua” Hòa bị khiển trách nội bộ.[/justify] [justify]Đó được xem là “án điểm” cảnh báo với các trọng tài phải cương quyết hơn nữa trong các quyết định. Vậy nhưng, kịch bản lại tiếp tục xảy ra khi ở vòng 12, rất nhiều lần trung vệ Chinedu (M.Nam Định) liên tục có những pha đánh nguội nhằm vào Lazaro nhưng trọng tài Hoàng Anh Tuấn đã bỏ qua lỗi nặng này. Ông Tuấn sau đó, đành ngậm bồ hòn làm ngọt khi phải hứng chịu mức án kỷ luật, treo còi đến 2 trận.[/justify] [justify]Biết trách ai và trách gì khi cái nghiệp vốn bạc bẽo và lắm cạm bẫy, dù được gọi với mỹ từ “Vua sân cỏ”![/justify] |